Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Nhằm mục đích củng cố kiến thức cũng như cách vận dụng để giải bài tập. eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 11 Thiên nhiên phân hóa đa dạng dưới đây. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

1. Giải bài 1 trang 22 SBT Địa lí 12

Dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam bằng cách hoàn thành bảng sau:

Phương pháp giải

Để hoàn thành bảng trên, cần nắm kiến thức về đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam dựa vào các tiêu chí: 

- Khí hậu

- Cảnh quan thiên nhiên

Gợi ý trả lời

2. Giải bài 2 trang 23 SBT Địa lí 12

Giải thích rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam.

Phương pháp giải

Để giải thích nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hoá của thiên nhiên, dựa vào mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và càng gần xích đạo hơn nên góc nhập xạ tăng làm lượng nhiệt nhận được càng lớn.

Gợi ý trả lời

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam:

Do càng vào phía Nam mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng giảm dần và càng vào Nam càng gần xích đạo hơn nên góc nhập xạ tăng làm lượng nhiệt nhận được càng lớn,… khiến khí hậu có sự phân hóa Bắc- Nam, kéo theo sự phân hóa của các thành phần tự nhiên, cảnh quan khác.

3. Giải bài 3 trang 23 SBT Địa lí 12

Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau để thấy được sự phân hóa của thiên nhiên theo Đông-Tây:

Phương pháp giải

Để hoàn thành bảng, dựa vào những biểu hiện cụ thể của các dải tự nhiên:

- Vùng biển và thềm lục địa: diện tích, độ nông- sâu, rộng- hẹp

- Vùng đồng bằng ben biển: thiên nhiên thay đổi tùy nơi

- Vùng đồi núi: phân hóa thiên nhiên theo Đông Tây

Gợi ý trả lời

4. Giải bài 4 trang 24 SBT Địa lí 12

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa thiên nhiên vùng đồi núi Đông Bắc và thiên nhiên vùng đồi núi Tây Bắc.

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm địa hình ùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc để chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa thiên nhiên của 2 vùng:

- Đông Bắc với các cánh cung mở rộng ở phía Bắc và phía Đông, chụm lại ở Tam Đảo

- Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ ngăn cản, làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc 

- Tây Bắc còn ảnh hưởng sớm của khối khí nóng phía Tây đầu mùa hạ 

Gợi ý trả lời

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa thiên nhiên vùng đồi núi Đông Bắc và thiên nhiên vùng đồi núi Tây Bắc là do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi:

- Đông Bắc với các cánh cung mở rộng ở phía Bắc và phía Đông, chụm lại ở Tam Đảo tăng cường sự hút gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Đông Bắc lạnh nhất, đến sớm và kết thúc muộn hơn Tây Bắc.

- Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ ngăn cản, làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) khiến mùa đông ở Tây Bắc bớt lạnh hơn, đến muộn và kết thúc sớm hơn Đông Bắc.

- Tây Bắc còn ảnh hưởng sớm của khối khí nóng phía Tây đầu mùa hạ khiến mùa hạ tới sớm hơn. Trên vùng núi cao Tây Bắc do núi cao >2600m nên có sự phân hóa 3 đai cao rõ rệt nhất cả nước.

→ Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, vùng núi thấp phía nam Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

5. Giải bài 5 trang 24 SBT Địa lí 12

Tại sao nói : Thiên nhiên vùng Đông Trường Sơn với Tây Nguyên có sự đối lập. Giải thích nguyên nhân của sự đối lập đó.

Phương pháp giải

Dựa vào tác động của gió mùa với hướng các dãy núi để giải thích sự đối lập của thiên nhiên vùng Đông Trường Sơn với Tây Nguyên:

- Vào mùa thu đông

- Vào mùa xuân hạ

Gợi ý trả lời

Thiên nhiên vùng Đông Trường Sơn với Tây Nguyên có sự đối lập do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

- Vào thu đông:

+ Sườn Đông Trường Sơn đón gió từ biển thổi vào do bão, dải hội tụ nhiệt đới, gió Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Đông Bắc qua biển tạo nên một mùa mưa vào thu đông

+ Vùng Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của Tín phong Bắc bán cầu (nóng, khô) nên là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt.

- Vào mùa xuân hạ:

+ Tây Nguyên vào mùa mưa vì đón gió mùa mùa hạ 

+ Sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng nên tạo mùa khô rõ rệt.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM