Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 27 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

1. Giải bài 1 trang 77 SBT Địa lí 12

Chứng minh rằng: Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.

a) Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm

b) Chứng minh:

- Công nghiệp năng lượng là ngành có thế mạnh lâu dài

- Công nghiệp năng lượng là ngành có hiệu quả cao

- Công nghiệp năng lượng có tác động mạnh mẽ đến các ngành khác

Phương pháp giải

a) Dựa vào kiến thức khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm để trả lời

b) Dựa vào thế mạnh về cơ sở nguyên liệu, thị trường tiêu thụ để chứng minh:

- Cơ sở nguyên liệu phong phú: than, dầu khí, thủy năng,...

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn

Gợi ý trả lời

a) Ngành công nghiệp trọng điểm của một quốc gia là ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội- môi trường, đồng thời có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác.

b) Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì có thế mạnh lâu dài:

- Cơ sở nguyên liệu phong phú:

+ Than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000 calo/kg; than nâu, phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.

+ Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

+ Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, vể lí thuyết, công suất có thế đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sân Đồng Nai (19%).

+ Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt., ở nước ta rất dồi dào.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn:

+ Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

+ Phục vụ cho nhu cầu của đời sống nhân dân.

2. Giải bài 2 trang 78 SBT Địa lí 12

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

a) Tính tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp.

b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta trong giai đoạn 1990-2010.

c) Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta trong giai đoạn 1990-2010

d) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên những nơi khai thác dầu mỏ, than, các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng ở nước ta.

Phương pháp giải

a) Để tính tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp, ta sử dụng công thức:

Tốc độ tăng trưởng = (sản lượng năm 1995/2000/2005/2010)/(sản lượng năm 1990)

b) Dựa vào số liệu đã xử lí để vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện.

c) - Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nhận xét tốc độ tăng trưởng: Sản lượng và tốc độ tăng sản lượng dầu mỏ, than và điện

- Để giải thích dựa vào kiến thức về: cơ sở nguồn nguyên - nhiên liệu, nhu cầu sử dụng, giá cả thị trường

d) Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam để xác định những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than, các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng

Gợi ý trả lời

a) 

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị:%)


b) Vẽ biểu đồ:

 

c)

- Nhận xét:

+ Sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta đều có xu hướng tăng qua các năm

+ Tốc độ tăng sản lượng dầu mỏ, than và điện có sự khác nhau:

  • Điện và than tăng liên tục qua các năm, trong đó điện tăng nhanh nhất.
  • Dầu mỏ tăng trưởng không ổn định và tốc độ tăng chậm nhất.

- Giải thích:

+ Sản lượng công nghiệp năng lượng có xu hướng tăng do: cơ sở nguồn nguyên - nhiên liệu phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất…

+ Điện tăng nhanh nhất do: phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và sinh hoạt, phục hồi các nhà máy điện cũ, xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều nhà máy điện mới…

+ Dầu mỏ tăng trưởng không ổn định do sự bất ổn định của giá cả thị trường xuất khẩu.

d) Những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than, các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng

- Khai thác dầu mỏ: Mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng

- Khai thác khí tự nhiên: Mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình)

- Khai thác than: chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), Mỏ Phú Lương (Thái Nguyên)

- Các nhà máy thủy điện:

+ Trên 1000 MW: Hòa Bình

+ Dưới 1000 MW: Thác Bà, Nậm Mu, Tuyên Quang, A Vương, Vĩnh Sơn, Sông Hinh, Đa Nhim,..

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng: Sơn La, Cửa Đạt, Bản Vẽ, Rào Quán, Xê Xan 4, Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Buôn Kuôn,...

- Các nhà máy nhiệt điện:

+ Trên 1000 kW: Phả Lại (Hải Dương), Phú Mỹ (Bà Rịa- Vũng Tàu), Cà Mau

+ Dưới 1000 kW: Na Dương (Lạng Sơn), Uông Bí (Quảng Ninh), Ninh Bình, Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh), Trà Nóc (tp Cần Thơ)

3. Giải bài 3 trang 80 SBT Địa lí 12

Hoàn thiện sơ đồ sau bằng cách điền các cụm từ đã cho vào chỗ trống:

A. Chế biến thủy, hải sản                              

B. Xay xát

C. Nước mắm                                                

D. Đường mía 

E. Sữa và các sản phầm từ Sữa

F. Chè, cà phê, thuốc lá

G. Thịt và các sản phẩm từ thịt

H. Rượu, bia, nước ngọt

I. Tôm, cá

K. Sản phẩm khác

L. Muối

M. Chế biến sản phẩm trồng trọt

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về các ngành chế biến lương thực thực phẩm để hoàn thành sơ đồ trên:

- Chế biến sản pẩm trồng trọt

- Chế biến sản phẩm chăn nuôi

- Chế biến thủy hải sản

Gợi ý trả lời

4. Giải bài 4 trang 81 SBT Địa lí 12

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a) Kể tên các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn và rất lớn ở nước ta

b) Nguyên nhân nào đã giúp cho Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh trở thành 2 trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn ở nước ta

Phương pháp giải

a) Dựa vào kĩ năng đọc bản đồ để xác định các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:

- Các trung tâm công nghiệp rất lớn

- Các trung tâm công nghiệp lớn

b) Để giải thích dựa vào đặc điểm về:

- Vị trí địa lí

- Lợi thế về gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ 

Gợi ý trả lời

a) Các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn và rất lớn ở nước ta:

- Các trung tâm công nghiệp rất lớn: Hà Nội và TP.HCM. 

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Hải Phòng, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.

b)  Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh trở thành 2 trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn ở nước ta vì:

- Chủ yếu tập trung ở đồng bằng, vùng ven biển.

- Gần nguồn nguyên liệu.

- Gần thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Ngoài ra, còn được phân bố ở những vùng dồi dào lao động.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM