Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được hình ảnh "cái lò gạch cũ" - một hình tượng nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nam Cao. Từ đó, các em sẽ hiểu hơn về tác phẩm "Chí Phèo". Mời các em cùng tham khảo nhé!

Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

1. Dàn ý phân tích hình ảnh "cái lò gạch cũ" trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao

a. Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Chí Phèo và hình ảnh “cái lò gạch cũ”:

+ Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao ban đầu nguyên có tên là “cái lò gạch cũ” sau đặt lại là “Chí Phèo”.

+ “Chí Phèo” là một kiệt tác của Nam Cao viết về cuộc sống cùng quẫn của những kiếp người lao động ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng.

+ Hình ảnh “cái lò gạch cũ” trong tác phẩm được tác giả xây dựng với một ý đồ nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: hiện tượng "Chí Phèo" trong xã hội cũ.

b. Thân bài: Các ý chính cần phân tích:

- Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”. Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vung bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.

- Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở - người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng loé trong tâm hồn Chí đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình.

- Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.

- Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời.

- Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng - kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại.

c. Kết bài:

- Hình ảnh “cái lò gạch cũ” nằm trong ý đồ nghệ thuật và là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nam Cao.

- Với hình ảnh này, chủ đề của thiên truyện được khơi thêm những chiều sâu mới.

2. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh "cái lò gạch cũ" trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao

Trong truyện "Chí Phèo" của Nam Cao, có lẽ hình ảnh gây ám ảnh cho người đọc nhất, chính là hình ảnh "cái lò gạch cũ". "Cái lò gạch cũ" là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo, với tên gọi này giá trị hiện thực của tác phẩm rất sâu sắc khi đề cập tới sự nối tiếp của kiếp đọa đày, hết kiếp này qua kiếp khác của giai cấp thống trị đối với người nông dân, vì vẫn còn đó Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở cuối tác phẩm. Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”. Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”. Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống đầm bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.

3. Viết bài văn phân tích hình ảnh "cái lò gạch cũ" trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn đã quá quen thuộc trong văn học Việt Nam, những tác phẩm của ông hướng đến những người nhân dân nghèo khổ trong xã hội cũ. Nam Cao, hơn ai hết, người đã thổi hồn vào tác phẩm, để mỗi khi đọc lại Chí Phèo, ta dường như lại nhìn thấy một anh chàng chứ không phải một kẻ lưu manh, ngật ngưỡng bước ra từ trang sách. Một mảnh đời khốn cùng, đáng thương hơn là đáng trách, đã để lại những dư ba không thể xóa nhòa trong lòng bạn đọc. Chính vì vậy với đoạn kết thúc truyện gợi mở, Nam Cao đã một lần nữa lặp lại, nhằm nhấn mạnh tới hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” là một nỗi ám ảnh về nhân sinh của Nam Cao.

Tác giả đã dựng nên câu chuyện về "Chí Phèo" nhằm gián tiếp lên án xã hội cũ bất công, bạo ngược, đàn áp và bóc lột người nông dân. Mở đầu truyện, ta đã được nghe Nam Cao kể về Chí Phèo, với câu chuyện đầy đau thương và bất hạnh của Chí. Thì ra, Chí là một đứa trẻ mồ côi, được anh thả ống lươn nhặt được “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”. Chi tiết cái lò gạch đã xuất phát điểm từ đây, cuộc đời Chí không biết bố mẹ là ai? Sinh ra từ đâu? Quê hương gốc là nơi nào? Nhưng Chí lại bị bỏ lại nơi cái lò gạch cũ bỏ hoang và tăm tối này. Cuộc đời Chí rồi cũng chính là như vậy, biết đến ở nơi tối tăm hoang vắng, cuộc đời và số phận cũng tương tự như vậy, tưởng như là định mệnh.

Nhà văn Nam Cao đã mở ra hình ảnh "cái lò gạch cũ" bằng nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng - kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại. Biết đâu lại chẳng có một "Chí Phèo con" bước từ cái lò gạch cũ vào đời để "nối nghiệp cha". Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó. Đây là một chi tiết rất độc đáo của tác phẩm và nó cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ về thời gian của tác phẩm.

Nam Cao đã gây ám ảnh cho người đọc cả đến khi kết thúc tác phẩm "Chí Phèo" bằng hình ảnh "cái lò gạch cũ". Cảm nhận được về cuộc đời cũ vẫn còn ít ỏi lắm, nhỏ bé lắm, hữu hạn lắm! Hình ảnh cái lò gạch cũ còn dự đoán được tương lai của đứa con trong bụng của Thị Nở. Qua đây cũng thấy được Thấy được phong cách nghệ thuật của Nam Cao, một giọng văn dửng dưng lạnh lùng nhưng đằm thắm yêu thương kết hợp với sự sáng tạo những hình ảnh độc đáo.

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM