10 đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 năm 2020 có đáp án

Xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 năm 2020 có đáp án và lời giải chi tiết. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 1

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng este no đơn chức thì thể tích khí CO2 sinh ra luôn bằng thể  tích khí oxi cần cho phản ứng cháy.Tên gọi của este là:

A. propyl fomat        

B. metyl fomat          

C. metylaxetat.         

D. Etyl axetat

Câu 2. Cho dãy chuyển hóa sau: Phenol Phenyl axetat Y (hợp chất thơm).Hai chất X,Y trong sơ đồ trên lần lượt là:

A. axit axetic, natri phenolat.                                

B. anhiđrit axetic, natri phenolat

C. axit axetic, phenol.                                

D. anhiđrit axetic, phenol.

Câu 3. Cho các chất lỏng: axit axetic, glixerol , triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên có thể dùng:

A. nước và dung dịch NaOH.                               

B. Nước brom.

C. nước và quì tím.                         

D. dung dịch NaOH.

Câu 4. Chất hữu cơ X có CTPT C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng :

                                    C4H6O4+ 2 NaOH  2 Z + Y

Để oxi hóa hết a mol Y cần vừa đủ 2 a mol CuO đun  nóng, sau phản ứng tạo thành a mol chất T.           

(biết Y ,Z ,T là các chất hữu cơ ) . KLPT của T là:

A. 44  

B. 118 .         

C. 82

D. 58

Câu 5. Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:

A. CH2=CH-COOC2H5                          

B. CH3COOCH=CH2

C. CH2=C(CH3)COOCH3                            

D. CH2=C(CH3)COOH

Câu 6. Một este đa chức mạch hở tạo bởi ancol no hai chức và axit đơn chức một nối đôi có CTTQ

A. CxH2x-8O

B. CxH2x-2O4

C. CxH2x-6O4

D. CxH2x-4O4

Câu 7. Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic?

A. CH3-CH2­OH + CuO (to)                         

B. CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác)

C. CH2=CH2 + H2O (to, xúc tác HgSO4)  

D. CH3-COOCH=CH2 + dung dịch NaOH to

Câu 8. Một trieste E mạch hở tạo từ 1 axit có một nốt đôi đơn chức và 1 rượu no ba chức có CTPT tổng quát là:

A. CnH2n-10O6

B. CnH2n-8O6

C. CnH2n-4O6

D. CnH2n-12O6

Câu 9. Xét các loại hợp chất hữu cơ mạch hở sau :axít no đơn chức(1) , rượu no hai chức(2), andehit no đơn chức(3), este no đơn  chức (4), axít 1 nối đôi  đơn chức (5). Ancol  đơn chức 1 nối đôi(6) .Loại  hợp chất khi đốt cháy hoàn toàn thu được VCO2= Vhơi H2O là:

A. 1,3,4,6      

B. 1,2,4,5      

C. 1,3,5         

D. 1,3,4

Câu 10. Chỉ ra phát biểu đúng ;

A. Khi thủy phân vinyl axetat trong dung dịch NaOH thu được natriaxetat và ancol etylic.

B. Khi thủy phân phenyl axetat trong dung dịch NaOH thu được natriaxetat và phenol.

C. Khi thủy phân tripanmitin trong dung dịch NaOH thu được axit panmitic và glixerol.

D. Khi thủy phân phenyl fomat trong dung dịch NaOH thu được natrifomat và natri phenolat.

Câu 11. Cho 2 este đơn chức no, đồng phân A, B tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 14,2 gam hỗn hợp B gồm 2 muối và 2 rượu . Nung B trong oxi dư thu được CO2, H2O , 5,3 gam Na2CO3 . CTPT của A và B là:

A. C4H8O2      

B. C5H10O2   

C. C6H12O2

D. C3H6O2.

Câu 12. Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là

A. HCOOH và HCOOC2H5                        

B. HCOOH và HCOOC3H7

C. CH3COOH và CH3COOC2H5                           

D. C2H5COOH và C2H5COOCH3

Câu 13. Một hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức . Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH1M. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối của hai axit cacboxilic và một ancol. Cho toàn bộ ancol thu được tác dụng với Na dư tạo 5,6 lít H2.(đktc) Hỗn hợp X gồm :

A. 1 este và 1 ancol            

B. 1 axit và 1 este   

C. 2 este       

D. 1 axit và 1 ancol.

Câu 14. Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 đktc và 3,6 gam nước . Nếu cho 4,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến phản ứng hoàn toàn thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là:

A. Metyl propyonat  

B. Isopropyl axetat  

C. Etyl axetat           

D. Etyl propyonat

Câu 15. Este X công thức phân tử là C6H10O2 và có mạch cacbon không phân nhánh. Cho 11,4 gam X phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn cẩn thận dung dịch tạo thành thu được 15,4 gam muối khan .Số CTCT của X là:

A. 4.   

B. 2.   

C. 1.

D. 3.

Câu 16. Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H­2SO4 đặc ở 1400C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là

A. 4,05.         

B. 8,10.         

C. 18,00.       

D. 16,20.

Câu 17. Xà phòng hóa hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là

A. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.                    

B. HCOOCH3 và HCOOC2H5.

C. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.      

D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.

Câu 18. X là hợp chất chứa C,H,O tác dụng được dung dịch NaOH, tráng gương . Đốt a mol X thu được 3a mol gồm CO2 và H2O. CTCT của X là:

A. HCOOCH3           

B. HOOCCOOH

C. HOOC-CHO        

D. CH2(CHO)2

Câu 19. Cho a gam một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1 M . Sau khi cô cạn dung dịch thu được thì phần hơi chỉ có nước và phần  rắn gồm hỗn hợp muối Y .Đốt cháy hoàn toàn Y thu được K2CO3, H2O và 0,06 mol CO2 . Giá trị của a là ( K=39)

A. 1,22 g       

B. 1,1 g         

C. 1,36 g       

D. 2,44 g

Câu 20. Hỗn hợp A gồm1 ancol no đơn chức và 1 axit no đơn chức với số mol bằng nhau.Chia A làm 2 phần bằng nhau .Phần 1: đốt cháy hoàn toàn tạo ra 2,24 lít CO2 (đktc).Phần 2: este hoá hoàn toàn A  thu được este B. Khi đốt cháy B thì lượng nước sinh ra là:

A. 19,8 g       

B. 3,6 g         

C. 1,8 g         

D. 2,2 g

Câu 21. Amilozơ tạo thành từ các gốc:

A. -glucozơ.          

B. -fructozơ.          

C. - fructozơ.        

D. - glucozơ.

Câu 22. Glucozơ X Y Z polyvinylaxetat

Y,Z lần lượt là:

A. CH3COOH, CH3COOCH=CH2.

B. CH3CHO ,CH2=CHCOOCH3

C. C2H4, CH3COOH,                       

D. CH3COOH, CH2=CHCOOCH3

Câu 23. Dùng dung dịch AgNO3/ NH3 không thể phân biệt được :

A. HOOC-COOH, HCOOH                        

B. Glucozơ, fructozơ.

C. Sacccarozơ, mantozơ                          

D. etyl fomat , metyl acrilat

Câu 24. Cacbohidrat ở dạng polime là:

A. xenlulozơ.

B. mantozơ. 

C. glucozơ .

D. saccarozơ.

Câu 25. Phát biểu không đúng là

A. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.

B. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.

C. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit.

D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2trong mt kiềm khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

Câu 26. Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là

A. 4.   

B. 6.   

C. 3.   

D. 5.

Câu 27. Để phân biệt glucozơ và fructozô, nên dùng :

A. nước brom.                                 

B. (CH3CO)2O

C. Dung dịch AgNO3/ NH3                             

D. Cu(OH)2/OH-

Câu 28. Chỉ ra phát biểu đúng :

A. Metyl glucozit không tham gia phản ứng tráng gương.

B. Fructozơ có phản ứng tráng gương, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức -CHO

C. Tinh bột có phản ứng màu với iot vì có cấu trúc mạch không phân nhánh.

D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ đều làm nhạt màu nước brôm.

Câu 29. Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là :

A. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH

B. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO

C. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO                         

D. CH3CHO, C2H5OH, C2H5OCOCH3

Câu 30. Cho dãy các chất : axetandehit, axeton, axit fomic, glucozơ, saccarozơ, mantozơ. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là:

A. 6    

B. 5    

C. 3    

D. 4

Câu 31. Hỗn hợp Y gồm glucozơ và saccarozơ với tỉ lệ mol 1: 1 . Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 loãng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z. Trung hòa axit trong Z rồi cho phản ứngvới dung dịch AgNO3/ NH3 thì thu được 6,48 gam Ag . Số mol của mỗi cacbohidrat trong hỗn hợp là:

A. 0,015 mol 

B. 0,01 mol   

C. 0,02 mol   

D. 0,03 mol

Câu 32. Cho 20 ml cồn tác dụng với Na dư thu được 0,76 gam H2 (D C2H5OH=0,8 g/ ml) .Độ rượu trong loại cồn trên là:

A. 9,2o               

B. 76o

C. 92o.

D. 46o

Câu 33. Cho Na dư vào 100 ml cồn 46o (D ancol etilic là 0,8 g/ml) . Thể tích H2 bay ra đktc là:

A. 22,4 l.       

B. 44,8 l        

C. 40,32 l      

D. 42,56 l

Câu 34. Đun nóng dung dịch chứa 0,1 mol săccarozơ và 0,1 mol glucozơ với dung dịch H2SO4 loãng dư cho đến khi phản ứng thuỷ phân xảy ra hoàn toàn rồi trung hoà axit bằng kiềm, sau đó thực hiện phản ứng tráng gương với AgNO3 dư . Khối lượng Ag thu được sau phản ứng là:

A.  43,2 g.     

B. 21,6 g       

C. 64,8 g       

D. 32,4 g

Câu 35. Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và D của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)

A. 5,0 kg.      

B. 5,4 kg       

C. 4,5 kg.      

D. 6,0 kg.

Câu 36. Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 1,80 gam.

B. 1,44 gam. 

C. 1,82 gam.            

D. 2,25 gam.

Câu 37. Đun nóng dung dịch chứa 18 gam hỗn hợp glucozo và fructozơ với lượng dư Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đến phản ứng hoàn toàn tạo thành m gam kết tủa Cu2O. Giá trị của m  

A. 14,4          

B. 7,2  

C. 5,4

D. 3,6

Câu 38. Dãy gồm các chất nào sau đây chỉ được cấu tạo bởi các gốc α-glucozơ?

A. saccarozơ và xenlulozơ.                                  

B. Tinh bột và mantozơ     

C. Saccarozơ và mantozơ                        

D. Tinh bột và xenlulozơ

Câu 39. Cho các chuyển hoá sau

\(X + {H_2}O\xrightarrow{{xt,\,{t^o}}}\,Y\)

\(Y + {H_2}\xrightarrow{{Ni\,,\,{t^o}}}\,Sobitol\)

Y + 2Ag[(NH3)2]OH → Amoni gluconat + 2Ag + 3NH3 +H2O

\(Y\xrightarrow{{xt\,}}\,E + Z\)

\(Z + {H_2}O\xrightarrow[{chat\,diep\,luc}]{{as}}X + G\)

X, Y và Z lần lượt là :

A. xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit           

B. tinh bột, glucozơ và khí cacbonic

C. xenlulozơ, frutozơ và khí cacbonic                 

D. tinh bột, glucozơ và ancol etylic

Câu 40. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Frutozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic    

B. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.

C. Glucozơ, frutozơ, mantozơ, saccarozơ.        

D. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 – ĐỀ SỐ 1

2. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 2

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Câu 1: Có các chất sau: Na2O, Fe2O3, CaO, SO2, CaO, SO2, CO2, H2O. Những chất có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp là:

A. CaO, Fe2O3, SO2, CO2, H2

B. Fe2O3, CaO, SO2, CO2, H2O, Na2O.

C. Na2O, Fe2O3, CO2, SO2, H2O. 

D. Na2O, CaO, CO2, H2O, Fe2O3.

Câu 2: Khí CO có lẫn khí SO2 và khí CO2. Có thể loại SO2, CO2 bằng cách cho hỗn hợp qua:

A. lượng dư dung dịch Ca(OH)2.        

B. dung dịch NaOH.

C.H2O.                         

D. CuO nung mạnh.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm K2O rất khó bảo quản, vì K2O

A. rất dễ tác dụng với hơi nước và khí CO2 trong không khí.

B. kém bến dễ bị ánh sáng phân hủy.

C. rất dễ tác dụng với khí O2 trong không khí.

D. kém bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

Câu 4: Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 cho khí H2. Khí H2 tác dụng oxit kim loại Y cho kim loại Y khi nung nóng. Cặp kim loại X - Y có thể là:

A. Zn - Cu                                           

B. dung dịch NaOH.

C. kim loại Cu.                                   

D. quỳ tím.

Câu 6: Để tác dụng hết một lượng CaO người ta phải dùng một lượng nước bằng 60% khối lượng CaO đó. Tỉ lệ nước đã dùng so với lượng nước theo phương trình hóa học là:

A. 2,24.                      B. 2,63.

C. 1,87.                      D. 3,12.

Câu 7: Cho dãy các oxit: MgO, Fe2O3, K2O, SO2, CO2, NO.Số phản ứng xảy ra khi cho mỗi oxit lần lượt tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:

A. 8                                 B. 5

C. 6                                 D. 7.

Câu 8: Chất cần dùng để điều chế Fe từ Fe2O3 là:

A. H2                                B. CO2

C. H2SO4                          D. Al2O3.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 9 (2 điểm): Chỉ dùng một trong các chất: CuO, Cu, CO, SO3, H2O, SO2, FeO để điền vào các chỗ trống trong sơ đồ sau:

1…..+ H2O → H2SO4

2. H2O + … → H2SO3

3. …. + HCl → CuCl2 + H2O

4. FeO + … → Fe + CO2.

Câu 10 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học theo chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

FeS2 →SO2 →SO3 → H2SO4 → BaSO4

Câu 11 (2 điểm): Lấy 10 gam CaCO3 và CaSO4 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 0,56 lít khí (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. (Ca = 40, C = 12, O = 16, S = 32).

---Để xem tiếp nội dung đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

Câu 1 (1,5 điểm): Viết phương trình hóa khi H2SO4 đặc, đun nóng tác dung với Cu. Có hiện tượng gì để biết phản ứng đã xảy ra?

Câu 2 (2 điểm): Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận ra các chất rắn được dựng riêng trong mỗi bình: CaO, MgO, MgCO3.

Câu 3 (2 điểm): Tính nồng độ mol/lít của dung dịch tạo ra khi hòa tan 4,7 gam K2O vào nước. Cho biết thể tích dung dịch thu được là 100ml (K = 39, O = 16).

Câu 4 (2 điểm): Viết công thức các oxit ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố sau: Na, Al, Fe, Cu, Hg, Cl, S, Cr.

Câu 5 (2,5 điểm): Đốt hỗn hợp bột S và Zn trong bình kín theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X.

Cho X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được khí Y.

Xác định thành phần của khí Y (S = 32, Zn = 65).

---Để xem tiếp nội dung đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: HÓA HỌC LỚP 12

Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng về độ ngọt của glucozơ và fructozơ so với đường mía?

A. Cả hai đều ngọt hơn.

B. Cả hai đều kém ngọt hơn.

C. Glucozơ kém hơn, còn fructozơ ngọt hơn.

D. Glucozơ ngọt hơn, còn fructozơ kém ngọt hơn.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam nước. Xà phòng hoá m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là

A. 0,414 gam     B. 1,242 gam

C. 0,828 gam     D. 0,46 gam

Câu 3: Những chất nào có phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam?

A. Glucozơ và Fructozơ

B. Glucozơ và OH-CH2-CH2-CH2-OH

C. Fructozơ và ancol etylic

D. Glixerin và OH-CH2 -CH=CH2

Câu 4: Cho các chất sau: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và etyl propionat (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng của nhiệt độ sôi là ?

A. Y, T, X, Z.

B. T, X, Y, Z.

C. T, Z, Y, X.

D. Z, T, Y, X.

Câu 5: Rót H2SO4 đặc vào cốc đựng chất A màu trắng thấy A dần dần chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành một khối đen xốp, bị bọt khí đẩy lên miệng cốc. A là chất nào trong các chất sau:

A. NaCl     B. CO2 rắn

C. Saccarozơ     D. CuSO4 khan

Câu 6: Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl benzoat, metyl metacrylat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, triolein, vinyl axetat, tristearin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng (dư), đun nóng sinh ra ancol là

A. 6.     B. 7.

C. 5.     D. 8.

Câu 7: Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:

A. H2S và CO2.    B. H2S và SO2.

C. SO3 và CO2.    D. SO2 và CO2

Câu 8: Từ ancol etylic và các chất vô cơ cần thiết, ta có thể điều chế trực tiếp ra các chất nào sau đây ?

(1). Axit axetic; (2). Axetanđehit; (3). Buta-1,3-đien; (4). Etyl axetat.

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2) và (4)

C. (1), (3) và (4)

D. (1), (2), (3) và (4)

Câu 9: Hợp chất hữu cơ X có trong tự nhiên, khi tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra hợp chất hữu cơ Y rất dễ cháy, nổ mạnh có ứng dụng làm thuốc súng không khói. Vậy X là

A. Toluen     B. Tinh bột

C. Phenol     D. Xenlulozơ

Câu 10: Có các nhận định sau:

(1) Axit salixylic còn có tên gọi khác là axit o-hiđroxibenzoic

(2) Axit oleic và axit linoleic là đồng phân của nhau

(3) Axit axetyl salixylic tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1:2 về số mol

(4) Khi thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.

Số nhận định sai là

A. 1     B. 4

C. 2     D. 3

Câu 11: Trong quá trình sản xuất đường mía, để tẩy màu nước đường người ta dùng khí nào sau đây?

A. CO2     B. HCl

C. SO2     D. Cl2

Câu 12: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là

A. 3     B. 2

C. 4     D. 1

Câu 13: Ở động vật, tinh bột được dự trữ dưới dạng glicogen ở trong:

A. Dạ dày     B. Máu

C. Gan     D. Ruột

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.

B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn

C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.

Câu 15: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 99,67% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 90% là

A. 27,72 lít     B. 32,52 lít

C. 26,52 lít     D. 11,2 lít

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 5

TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: HÓA HỌC LỚP 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A. 6.     B. 5.

C. 2.     D. 4.

Câu 2: Khi thêm vôi vào nước mía sẽ làm kết tủa các axit hữu cơ, các protit. Khi ấy saccarozơ biến thành canxi saccarat tan trong nước. Trước khi tẩy màu dung dịch bằng SO2 người ta sục khí CO2 vào dung dịch nhằm

A. Tạo môi trường axit.

B. Trung hoà lượng vôi dư.

C. Chuyển hóa saccarat thành saccarozơ.

D. Cả B và C.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên nhân làm dầu mỡ bị ôi thiu là do các liên kết pi trong gốc hiđrocacbon của axit béo không no.

(2) Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường

(3) Thủy phân este trong môi trường axit luôn là phản ứng thuận nghịch.

(4) Các este đều có nhiệt độ sôi cao hơn axit có cùng số nguyên tử cacbon.

(5) Các chất béo đều không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

(6) Cho metyl axetat hoặc tristearin vào dung dịch NaOH đun nóng đều xảy ra phản ứng xà phòng hóa.

Số phát biểu đúng là

A. 5     B. 4

C. 3     D. 2

Câu 4: Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là

A. 24 gam     B. 40 gam

C. 50 gam     D. 48 gam

Câu 5: Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp ba axit C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số loại trieste có thể được tạo thành chứa hai gốc axit trong số ba axit béo trên là

A. 9     B. 6

C. 12     D. 10

Câu 6: Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 2,250 gam     B. 1,440 gam

C. 1,125 gam     D. 2,880 gam

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5.

Số phát biểu đúng là

A. 4     B. 1

C. 3     D. 2

Câu 8: Dãy gồm các chất đều tác dụng với Cu(OH)2 là

A. Glucozơ, glixerin, mantozơ, axit axetic

B. Glucozơ, glixerin, mantozơ, natri axetat

C. Glucozơ, glixerin, anđehitfomic, natri axetat.

D. Glucozơ, glixerin, mantozơ, ancol etylic.

Câu 9: Hợp chất CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOCH3 có tên gọi là

A. Metyl oleat

B. Metyl panmitat

C. Metyl stearat

D. Metyl acrylat

Câu 10: Ở trạng thái sinh lí bình thường, glucozơ trong máu người chiếm một tỉ lệ không đổi là:

A. 1,0 %     B. 0,01 %

C. 0,1 %     D. 10 %

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 6

TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: HÓA HỌC LỚP 12

NĂM HỌC 2019-2020

Câu 1: Phương trình phản ứng nào sau đây viết sai?

\(A.F{e_2}{(S{O_4})_3} + 6NaOH \to 2Fe{(OH)_3} + 3N{a_2}S{O_4}\)

\(B.Cu + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O\)

\(C.2Fe + 6{H_2}S{O_4}(dac) \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + 3S{O_2} + 6{H_2}O\)

\(D.N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} + 2NaCl\)

Câu 2: Có các chất: Al, Fe, CuO, MgSO4 đựng riêng biệt trong từng bình. Cho lần lượt từng chất vào dung dịch HCl. Số phản ứng xảy ra là:

A.2                                          B.1

C.3                                          D.4.

Câu 3: Trộn 0,1 mol AgNO3 với 0,1 mol HCl, dung dịch tạo ra làm quỳ tím đổi sang

A.màu đỏ                                B.màu xanh

C.không màu                           D.màu trắng.

Câu 4: Thể tích khí CO2 bay ra (đktc) khi cho 12,6 gam NaHCO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HNO3 là (H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

A.3,36 lít                                 B.5,6 lít

C.2,24 lít                                 D.1,12 lít.

Câu 5: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa?

A.Na2O và dung dịch H2SO4

B.CuSO4 và dung dịch BaCl2

C.NaOH và dung dịch H2SO4

D.NaOH và dung dịch BaCl2.

Câu 6: Để xác minh sự có mặt của khí SO2 trong một hỗn hợp gồm các khí: SO2, NO, CO ta cho hỗn hợp sục vào nước côi trong dư, nếu có kết tủa trắng xuất hiện chứng tỏ trong hỗn hợp đó có mặt SO2. Hãy chọn một trong số các chất sau để thay cho nước vôi trong (vẫn tạo kết tủa trắng)

A.dung dịch Ba(OH)2.

B.dung dịch Na2CO3.

C.dung dịch NaOH.

D.dung dịch NaHSO3.

Câu 7: Các oxit ZnO, CuO, Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit vì:

A.đó là những oxit lưỡng tính.

B.chúng không tan trong nước.

C.đó là những oxit có tính bazo.

D.chúng không phải là oxit của kim loại hoạt động mạnh.

Câu 8: Dãy các kim loại được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là:

A.Al, Fe, Cu, Ag.

B.Cu, Fe, Ag, Al.

C.Ag, Cu, Al, Fe.

D.Fe, Al, Ag, Cu.

Câu 9: Để trung hòa 50 gam dung dịch HCl 3,65% cần vừa đủ m gam dung dịch NaOH 4%. Giá trị của m bằng: (H = 1, Cl = 35,5, Na = 23, O = 16)

A.100                                      B.75

C.25                                        D.50

Câu 10: CaO tác dụng được với CO2 vì:

A.CaO là chất oxi hóa, còn CO2 là chất khử.

B.CaO là oxit bazo, còn CO2 là oxit axit.

C.tạo ra CaCO3 không tan trong nước.

D.CaO và CO2 đều tan được trong nước.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 7

Trường: THPT Ba Gia

Số câu: 20 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 8

Trường: THPT Trần Quốc Tuấn

Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 9

Trường: THPT Lê Hồng Phong

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 50 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 10

Trường: THPT Gia Định

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 50 phút

Năm học: 2019-2020

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM