10 đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 năm 2020 có đáp án

Bộ tài liệu 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa 9 được biên soạn nhằm giúp các em ôn tập và nắm vững thêm kiến thức. Hi vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích các em học tập thật tốt. Mời các em cùng tham khảo.

10 đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 số 1

TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC 2020- 2021

A. TRẮC NGHIỆM (4đ):

Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Phản ứng giữa H2SOvới NaOH là phản ứng

A. trung hoà     

B. phân huỷ            

C. thế                   

D. hoá hợp

Câu 2: Dãy chất gồm những Oxít  tác dụng được với axit là

A. CO2, P2O5, CaO          

B. FeO, NO2, SO2

C. CO2, P2O5, SO2              

D. CaO, K2O, CuO

Câu 3: Chất  khi tác dụng với dung dịch HCl tạo ra một dung dịch có màu vàng nâu là

A. Cu       

B. Fe            

C. Fe2O3               

D. ZnO

Câu 4: Những nhóm oxít tác dụng được với nước là:

A. CO2, FeO, BaO              

B. Na2O, CaO,CO2

C. CaO, CuO, SO2                 

D. SO2, Fe2O3, BaO

Câu 5: Phân biệt hai dung dịch HCl và H2SO4 người ta dùng:

A. CuO      

B. Fe(OH)2                  

C. Zn            

D. Ba(OH)2

Câu 6: Khí SO2 được điều chế từ cặp phản ứng

A. K2SO3 và KOH        

B. H2SO4 đặc, nguội và Cu

C. Na2SOvà HCl        

D. Na2SO4 và H2SO4  

Câu 7: Chất  khi tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh lam là

A. Cu(OH)2              

B. BaCl2                

C. NaOH              

D. Fe

Câu 8: Để làm khô hỗn hợp khí CO2 ­và SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng:

A.CaO      

B.H2SO4 đặc          

C.Mg        

D.HCl

B. TỰ LUẬN (6đ):

Câu 1(2 đ).Hãy viết PTHH thực hiện sự chuyển hóa sau:

K —(1)—->  K2O —-(2)—–> KOH —-(3)—–>  K2SO4 —(4)—–>  BaSO4

Câu 2 (1đ). Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết hai chất rắn màu trắng là: Na2O và P2O5 .Viết PTPƯ minh họa .

Câu 3 (3 đ).Trung hòa vừa đủ 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M với dung dịch H2SO15%. Sau khi phản ứng kết thúc thấy tạo ra chất kết tủa màu trắng. Hãy :

a) Viết PTHH xảy ra .

b) Tính khối lượng dung dịch H2SOđã dùng .

c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

(Cho Ba = 137,   H = 1, O = 16 , S = 32)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

II.Tự luận 6 đ)

Câu 1. Mỗi PTHH đúng 0,5đ  (sai hệ số -0,25đ)

(1): 4 K     +  O2   → 2K2O

(2) : K2O + H2O    →  2KOH

(3):  H2SO4    + 2KOH    → K2SO4     +  2H2O

(4) K2SO4  + BaCl2   →   BaSO4  + 2KCl

Câu 2. Lấy mỗi ít trong hai chất  ra hai ống nghiệm, cho nước vào. Sau đó, dùng quỳ tím nhúng vào dung dịch chất tạo thành. Nếu :   

– Quỳ tím chuyển màu xanh ⇒ Na2O. Na2O + H2O  → 2NaOH 0,5đ

– Quỳ tím chuyển màu hồng  ⇒ P2O5.  P2O5 + 3H2O  → 2H3PO4   0,5 đ 

Câu 3.

a)PTHH  : Ba(OH)2     +       H2SO4        BaSO4       +    2 H2O    (1)  0,5đ

                 0,5mol               0,5 mol             0,5mol    0,5đ

b)Ta có :   n Ba(OH)2  = 1.0,5 = 0,5 mol   (TVPƯ )  0, 5đ

mH2SO4  = 0,5.98 = 49 g 0, 5đ

Vậy m dd H2SO4 =(49.100)/15  =326,7g  0,5đ

c) mBaSO4 = 0,5. 233 = 116,5 g  0,5đ

2. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 số 2

TRƯỜNG THCS AN DƯƠNG VƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2020- 2021

 Câu 1. COkhông phản ứng với chất nào trong các chất sau?

A. dung dịch NaOH

B. dung dịch Ca(OH)2

C. CaO

D. dung dịch HCl

Câu 2. Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SOtrong phòng thí nghiệm?

A. Al và H2SOloãng

B. NaOH và dung dịch HCl

C. Na2SOvà dung dịch HCl

D. Na2SO3 và dung dịch HCl

Câu 3. Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit ?

A. CaO

B. Ba

C. SO3

D. Na2O

Câu 4. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl

A. Fe

B. Fe2O3

C. SO2

D. Mg(OH)2

Câu 5. Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Hỏi thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là bao nhiêu? (cho Zn=65)

A. 1,12 lit

B. 2,24 lit

C. 3,36 lit

D. 22,4 lit

Câu 6. Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế khí H2

A. Al và H2SOloãng

B. Al và H2SOđặc nóng

C. Cu và dung dịch HCl

D. Fe và dung dịch CuSO4

Câu 7. Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ

A. CaO, CuO

B. CO, Na2O

C. CO2, SO2

D. P2O5, MgO

Câu 8. Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

A. Na2SOvà H2O

B. Na2SOvà NaOH

C. Na2SO4 và HCl

D. Na2SO3 và H2SO4

Câu 9. Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống

A. CaCO3

B. NaCl

C. K2CO3

D. Na2SO4

Câu 10. Phản ứng giữa dung dịch HCl và NaOH là phản ứng

A. Hóa hợp

B. Trung hòa

C. Thế

D. Phân hủy

Câu 11. Trong công nghiệp, sản xuất axitsunfuric qua mấy công đoạn

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12. Oxit vừa tan trong nước vừa hút ẩm là:

A. SO2

B. CaO

C. Fe2O3

D. Al2O3

Câu 13. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau sinh ra chất khí cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh?

A. Zn + HCl

B. ZnO + HCl

C. Zn(OH)2+ HCl

D. NaOH + HCl

Câu 14. Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng:

A. Na2O + NaOH

B. Cu + HCl

C. P2O5+ H2SOloãng

D. Cu + H2SO4 đặc, nóng

Câu 15. Để loại bỏ khí COcó lẫn trong hỗn hợp Ovà CO2. Người ta cho hỗn hợp đi qua dung dung dịch chứa

A. HCl

B. Na2SO4

C. NaCl

D. Ca(OH)2

Câu 16. Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ

A. SO2

B. Na2O

C. CO

D. Al2O3

Câu 17. Axitsunfuric loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây ?

A. Zn, CO2, NaOH

B. Zn, Cu, CaO

C. Zn, H2O, SO3

D. Zn, NaOH, Na2O

Câu 18. Trung hòa 100ml dd HCl cần vừa đủ 50 ml dd NaOH 2M. Hãy xác định nồng độ mol dd HCl đã dùng:

A. 2M

B. 1M

C. 0,1M

D. 0,2M

Câu 19. Cho sơ đồ phản ứng: Na2SO3+ HCl → NaCl + X + H2O. Hỏi X là chất nào trong số các chất cho sau đây:

A. SO2

B. SO3

C. CO2

D. O2

Câu 20. Dung dịch HCl phản ứng được với dãy chất:

A. Fe, Cu, SO2,

B. NaOH, CO2,

C. Mg, CuO, Cu(OH)2

D. Fe, Cu, H2SO4(l)

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1:(2 điểm)Hoàn thành sơ đồ phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có

S → SO2 → SO3 → H2SO4 → BaSO4

Câu 2 (3 điểm) Hòa tan 9,2g hỗn hợp gồm: Mg và MgO vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí ở đktc.

a) Viết PTHH

b)Tính khối lượng Mg và MgO trong hỗn hợp đầu.

( Cho Mg = 24; Cl= 35,5; H = 1; O = 16;)

--Để xem tiếp nội dung phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---

3. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 số 3

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY TRINH

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2020- 2021

Câu 1: Phương trình phản ứng nào sau đây viết sai?

\(A.F{e_2}{(S{O_4})_3} + 6NaOH \to 2Fe{(OH)_3} + 3N{a_2}S{O_4}\)

\(B.Cu + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O\)

\(C.2Fe + 6{H_2}S{O_4}(dac) \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + 3S{O_2} + 6{H_2}O\)

\(D.N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} + 2NaCl\)

Câu 2: Có các chất: Al, Fe, CuO, MgSO4 đựng riêng biệt trong từng bình. Cho lần lượt từng chất vào dung dịch HCl. Số phản ứng xảy ra là:

A.2                                          B.1

C.3                                          D.4.

Câu 3: Trộn 0,1 mol AgNO3 với 0,1 mol HCl, dung dịch tạo ra làm quỳ tím đổi sang

A.màu đỏ                                B.màu xanh

C.không màu                           D.màu trắng.

Câu 4: Thể tích khí CO2 bay ra (đktc) khi cho 12,6 gam NaHCO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HNO3 là (H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

A.3,36 lít                                 B.5,6 lít

C.2,24 lít                                 D.1,12 lít.

Câu 5: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa?

A.Na2O và dung dịch H2SO4

B.CuSO4 và dung dịch BaCl2

C.NaOH và dung dịch H2SO4

D.NaOH và dung dịch BaCl2.

Câu 6: Để xác minh sự có mặt của khí SO2 trong một hỗn hợp gồm các khí: SO2, NO, CO ta cho hỗn hợp sục vào nước côi trong dư, nếu có kết tủa trắng xuất hiện chứng tỏ trong hỗn hợp đó có mặt SO2. Hãy chọn một trong số các chất sau để thay cho nước vôi trong (vẫn tạo kết tủa trắng)

A.dung dịch Ba(OH)2.

B.dung dịch Na2CO3.

C.dung dịch NaOH.

D.dung dịch NaHSO3.

Câu 7: Các oxit ZnO, CuO, Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit vì:

A.đó là những oxit lưỡng tính.

B.chúng không tan trong nước.

C.đó là những oxit có tính bazo.

D.chúng không phải là oxit của kim loại hoạt động mạnh.

Câu 8: Dãy các kim loại được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là:

A.Al, Fe, Cu, Ag.

B.Cu, Fe, Ag, Al.

C.Ag, Cu, Al, Fe.

D.Fe, Al, Ag, Cu.

Câu 9: Để trung hòa 50 gam dung dịch HCl 3,65% cần vừa đủ m gam dung dịch NaOH 4%. Giá trị của m bằng: (H = 1, Cl = 35,5, Na = 23, O = 16)

A.100                                      B.75

C.25                                        D.50

Câu 10: CaO tác dụng được với CO2 vì:

A.CaO là chất oxi hóa, còn CO2 là chất khử.

B.CaO là oxit bazo, còn CO2 là oxit axit.

C.tạo ra CaCO3 không tan trong nước.

D.CaO và CO2 đều tan được trong nước.

Câu 11: Trong một loại oxit sắt, người ta xác định được thành phần của sắt theo khối lượng là 70%. Công thức của oxit sắt đó là: (Fe = 56, O = 16)

A.FeO                       B.Fe2O3

C.Fe3O4                    D.Fe2O3 hay Fe3O4.

Câu 12: Tính chất nào sau đây nói lên Na có tính kim loại mạnh hơn Mg?

A.Mg không cháy trong không khí còn Na cháy được.

B.Mg không tác dụng với dung dịch axit còn Na tác dụng.

C.Na tác dụng được với Cl2 còn Mg thì không.

D.Ở điều kiện thường Na tác dụng được với nước còn Mg thì không.

Câu 13: Để phản ứng giữa một dung dịch bazo với dung dịch muối xảy ra thì:

A.chất tạo thành phải không tan trong nước.

B.dung dịch tạo ra phải có pH bé hơn 7.

C.chất tạo thành phải làm quỳ tím hóa xanh.

D.chất tạo thành phải không phải là chất khí.

Câu 14: lưu huỳnh dioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

A.CaSO3 và HCl                                

B.CaSO4 và HCl

C.CaSO3 và NaOH                            

D.CaSO3 và NaCl.

Câu 15: Sự chuyển hóa trực tiếp nào sau đây không hợp lí?

\(A.F{e_2}{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} \to Fe{(OH)_3}\)

\(B.Fe{(OH)_3}({t^0}) \to F{e_2}{O_3} \to F{e_2}{(S{O_4})_3}\)

\(C.F{e_2}{(S{O_4})_3} \to FeC{l_3} \to Fe{(OH)_3}\)

\(D.Fe{(N{O_3})_3} \to F{e_2}{(S{O_4})_3} \to F{e_2}{O_3}.\)

Câu 16: Người ta có thể loại bỏ bột nhôm lẫn vào bột magie bằng cách dùng:

A.dung dịch HCl dư

B.MgCl2 dư.

C.dung dịch NaOH dư.

D.dung dịch CuSO4.

Câu 17: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxit bazo?

A.CuO, CO, Mg, CaO.

B.CuO, CaO, MgO, Na2O.

C.CaO, CO2, K2O, Na2O.

D.K2O, MnO, FeO, NO.

Câu 18: Lượng BaO cần cho vào nước để được 50 gam dung dịch Ba(OH)2 3,42% là (Ba = 137, H = 1, O = 16)

A.2,29gam                              B.1,37 gam

C.3,06 gam                              D.1,53 gam.

Câu 19: Đơn chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí?

A.Cacbon                                B.Sắt

C.Đồng                                   D.Bạc

Câu 20. Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH (dư) tạo sản phẩm chỉ là dung dịch không màu?

A.H2SO4, CO2, FeCl2.

B.SO2, CuCl2, HCl

C.SO2, HCl, NaHCO3.

D.ZnSO4, FeCl3, SO2.

--Để xem tiếp nội dung phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---

4. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 số 4

TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2020- 2021

Câu 1: Dãy các chất nào sau đây tan được trong nước?

A. CaCO3, Al, NaNO3

B. Na2SO4, Fe, NaNO3, CO

C. CaCl2, Al, BaCO3

D. CaCl2, Na3PO4, NaNO3, CuSO4

Câu 2: Sơ đồ nào sau đây được dùng để biểu thị sự chuyển hóa trực tiếp giữa các chất?

\(A.CuS{O_4} \to {H_2}S{O_4} \to Cu{(OH)_2}.\)

\(B.S{O_3} \to {H_2}S{O_4} \to CuO\)

\(C.CuC{l_2} \to Cu{(OH)_2} \to {H_2}S{O_4}\)

\(D.CuS{O_4} \to Cu{(OH)_2} \to CuO.\)

Câu 3: Tổng hệ số cân bằng tối giản của phương trình hóa học.

Là:

A.6                                          B.7

C.8                                          D.9.

Câu 4: Dung dịch H2SO4 đặc nguội:

A.có tính hút nước mạnh.

B.có thể tác dụng với bạc, đồng.

C. có thể tác dụng với sắt.

D.tan vô hạn trong nước tỏa rất nhiều nhiệt.

Chọn câu Sai.

Câu 5: Có 4 chất đựng riêng biệt trong 4 ống nghiệm như sau: CuO, Fe2O3, Cu, Al.

Thêm vào mỗi ống nghiệm một lượng dung dịch axit clohidric. Các chất có phản ứng là:

A. CuO, Cu, Al

B. Fe2O3, Cu, Al

C. Cu, Fe2O3, CuO

D. Al, Fe2O3, CuO

Câu 6: Có những chất sau: H2O, NaOH, CO2, Na2O. Số cặp chất có thể phản ứng với nhau là:

A.2                                          B.3

C.4                                          D.5.

Câu 7: Cho 10 gam Cu vào 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% so với ban đầu thì khối lượng kim loại sau phản ứng sẽ là:

A.11,4 gam                             B.11,08 gam.

C.10,76 gam                            D.9,68 gam.

Câu 8: Có 2 dung dịch không màu là Ca(OH)2 và NaOH. Để phân biệt 2 dung dịch này bằng phương pháp hóa học phải dùng:

A.dung dịch HCl

B.khí CO2

C.phenolphtalein.

D.quỳ tím.

Câu 9: Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng cho khí H2 và tạo muối của kim loại hóa trị III. Kim loại X là:

A.Cu                                       B.Na

C.Al                                        D.Fe.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kiềm vào nước. Để trung hòa dung dịch được cần 25 gam dun g dịch HCl 3,65%.

Đây là kim loại (Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, H = 1, Cl = 35,5).

A.Li.                                        B.Na.

C.K                                         D.Rb.

Câu 11. Dung dịch Cu(NO3)2 lẫn tạp chất AgNO3. Có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch Cu(NO3)2?

A.Mg                                       B.Cu

C.Fe                                        D.Ag.

Câu 12: Cho phương trình hóa học sau:

Na2CO3 + 2HCl → NaCl + X. X là:

A.CO                                      B.Cl2

C.CO2                                     D.NaHCO3.

----Còn tiếp----

5. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 số 5

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2020- 2021

Câu 1: Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp?

\(A.2S{O_2} + {O_2} \to 2S{O_3}({V_2}{O_5}{,450^0}C)\)

\(B.Cu + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2} \uparrow \)

\(C.CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O\)

\(D.2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2} \uparrow \)

Câu 2: Cho phương trình hóa học:

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O.

Điều kiện để phản ứng xảy ra theo phương trình trên là dung dịch H2SO4.

A.phải đặc và nung nóng.

B.phải loãng.

C.có nồng độ bất kì.

D.phải đặc và nguội.

Câu 3: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?

A.Ca và dung dịch H2SO4.

B.CaO và dung dịch H2SO4.

C.Ca(NO3)2 và dung dịch NaOH.

D.MgCl2 và dung dịch NaOH.

Câu 4: Trộn đều dung dịch chứa 0,1 mol NaOH với dung dịch chứa x mol H2SO4. Để dung dịch tạo ra làm hồng phenolphtalein hóa hồng thì

A.x = 0,1 mol                         

B.0,05mol < x < 0,1mol

C.x > 0,1mol                          

D.x < 0,05 mol.

Câu 5: Thể tích khí H2 giải phóng (ở đktc) khi cho 0,24 gam Mg tác dụng với 20 gam dung dịch HCl 3,65% là (Mg = 24, H = 1, Cl = 35,5)

A.0,224 lít                               B.2,24 lít

C.0,336 lít                               D.0,112 lít.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 số 6

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG QUANG TRỌNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

NĂM HỌC: 2020- 2021

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Câu 1: Có những chất: Cu, Fe, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2.

Hãy chọn sơ đồ chuyển hóa đúng:

\(A.Cu \to Cu{(OH)_2} \to CuO \to CuC{l_2} \to Cu{(N{O_3})_2}\)

\(B.Cu{(N{O_3})_2} \to CuO \to Cu{(OH)_2} \to CuC{l_2} \to Cu.\)

\(C.Cu \to CuC{l_2} \to Cu{(OH)_2} \to CuO \to Cu{(N{O_3})_2}.\)

\(D.CuO \to CuC{l_2} \to Cu \to Fe \to Cu{(N{O_3})_2}.\)

Câu 2: Cho các chất: CaCO3, CuSO4, MgCl2. Chất nào có thể điều chế bằng phản ứng giữa các muối?

A. CaCO3, CuSO4, MgCl2

B. CuSO4, MgCl2

C. CaCO3, MgCl2

D. CaCO3, CuSO4

Câu 3: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH người ta không  thể phân biệt được cặp dung dịch naog trong các cặp sau đây?

A. Na2SO4 - Fe2(SO4)3                        

B. NaCl - MgCl2

C. Na2SO4-BaCl2                                          

D. Na2SO4- CuSO4

Câu 4: Phản ứng sau đây: \({(N{H_4})_2}C{O_3} + Ca{(N{O_3})_2} \to CaC{O_3} \downarrow + 2N{H_4}N{O_3}\)

thuộc loại phản ứng:

A. Hóa hợp.                                        

B. Trao đổi.

C. Phân hủy.                                      

D. Vừa trao đổi vừa hóa hợp.

Câu 5: Khi cho một thanh kẽm vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh kẽm ra, cân lại dung dịch thì khối lượng dung dịch sau phản ứng sẽ (Cu = 64, Zn = 65).

A.tăng lên

B.giảm xuống.

C.không đổi.

D.tăng hay giảm còn tùy thuộc lượng kẽm tác dụng.

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các đề số 4- 6---

7. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 số 7

Trường THCS Trần Văn Trà

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020- 2021

-----Còn tiếp-----

8. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 số 8

Trường THCS Hoàng Văn Thụ

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020- 2021

-----Còn tiếp-----

9. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 số 9

Trường THCS Nguyễn Thái Học

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020- 2021

-----Còn tiếp-----

10. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 số 10

Trường THCS Tịnh Phong

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020- 2021

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các đề số 7-10---

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM