Bài học Lịch sử 11
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Lịch Sử 11
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc là tăng cường bóc lột giai cấp công nhân trong nước và tiến hành xâm lược thuộc địa ở bên ngoài. Sự phát triển của các nước tư bản không chỉ làm nảy sinh những mâu thuẫn nội tại trong nước mà còn đưa đến những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Để giải quyết những mâu thuẫn trên, chiến tranh thế giới thứ nhất đã nổ ra. Cách mạng tháng Mười Nga thành công trong lòng cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thể hiện ước mơ xây dựng một chế độ không áp bức, bóc lột của nhân loại.
Cũng như các nước khác trong khu vực, Việt Nam cuối thế kỉ XIX trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Nhân dân Việt Nam đã tích cực chống lại công cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, do không có sự lãnh đạo thống nhất từ triều đình nhà Nguyễn nên Việt Nam đã không thể thoát khỏi thân phận của một nước nô lệ.
Chương trình Lịch sử 11 sẽ tiếp tục cho học sinh thấy chặng đường phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự ảnh hưởng của lịch sử dân tộc trong quá trình phát triển thông qua 3 phần Lịch Sử Thế Giới cận đại, Lịch Sử TG hiện đại và Lịch Sử Việt Nam tương ứng với 9 chương, 25 bài học. Em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Lịch Sử 11
Môn Sử dễ nhưng cũng khó. Dễ là các em có tư duy,hiểu, biết phân tích,suy luận thì có thể làm được. Nhưng khó là đòi hỏi các em phải nắm thật kĩ kiến thức sách giáo khoa, trong khi học sinh bây giờ thì có rất ít em chịu khó học và đọc sách giáo khoa. Vậy có cách nào giúp cho học sinh học tốt môn học này không? Bài viết dưới đây mách nhỏ cho các bạn một vài phương pháp giúp cho việc học môn Lịch sử của học sinh trở nên hứng thú và dễ dàng hơn.
2.1. Liên kết sự kiện lịch sử với bản thân
Lịch sử là môn học có nội dung khá nhiều các số liệu nên dễ khiến nhiều học sinh cảm thấy nản mỗi khi học. Vì vậy, để nhớ các mốc sự kiện, số liệu, các em nên hướng dẫn học sinh gắn những con số này với những điều quen thuộc trong cuộc sống như ngày của mình như sinh nhật của người thân, bạn bè, ngày đầu tiên nhập hoc....
Bên cạnh đó, giáo viên cũng khuyên học sinh nên chép lại các sự kiện, mốc thời gian sự kiện vào giấy ghi chú sau đó dán nó lên góc học tập, tường nhà, cửa ra vào, góc nấu ăn miễn là những vị trí dễ thấy, thấy thường xuyên nhất. Việc này giúp cho học sinh dễ nhớ hơn đọc trong sách giáo khoa.
2.2. Xâu chuỗi các sự kiện
Với nhiều sự kiện các em nên tìm cách xâu chuỗi với nhau, như vậy chỉ cần nhớ 1, học sinh sẽ nhớ sự kiện kia. Chỉ cần các em tìm ra cách thức liên kết 2 sự kiện ấy.
Ví như ngày 27 tháng 1 (1973) là ngày kí Hiệp định Pari, đảo lại, ngày 21 tháng 7 (1954) là ngày kí Hiệp định Giơnevơ; Ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảo lại ngày 9 tháng 2 (1930) là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái…
2.3. Tự xây dựng sơ đồ tư duy
Đây được cho là phương pháp hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian và nhớ lâu nhất. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh vẽ ra cho mình nhứng sơ đồ tư duy Lịch sử riêng.
Để vẽ được sơ đồ tư duy hình cây cũng không khó khăn và thách thức học sinh. Gốc cây chính là ý chính của bài học, các ý nhỏ triển khi như những cành cây lớn, ý nhỏ nữa sẽ vẽ đâm ra như những nhánh cây. Theo lối tư duy tượng hình này giúp nhớ dễ dàng hơn, hình ảnh sẽ luôn được mường tượng ra trong đầu.
2.4. Xem phim tài liệu
Khuyến khích các em xem phim tài liệu cũng là một cách dễ nắm bắt chính xác nhất các sự kiện lịch sử. Những chi tiết, hình ảnh sống động trên phim sẽ giúp người xem tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng hơn, với ấn tượng mạnh hơn mà không hề cảm thấy khô khan như tiếp thu trên sách vở.
2.5. Tham gia các kỳ thi trắc nghiệm để hệ thống kiến thức
Hãy thường xuyên kiểm tra kiến thức lịch sử của học sinh đến đâu bằng cách cho các em luyện thi thật nhiều với hệ thống trắc nghiệm trực tuyến trên website. Không chỉ bổ sung những kiến thức lịch sử còn hổng, việc luyện thi trên hệ thống trực tuyến còn giúp học sinh làm quen với nhiều dạng câu hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm bài, biết cách phân bố thời gian hợp lý trong quá trình thi.
3. Nắm chắc kiến thức Lịch sử 11 chỉ với 4 kỹ năng đơn giản
3.1. Kỹ năng nghe
Hoàn toàn tập trung vào bài giảng của thầy cô trên lớp. Tập trung chính là “bí kíp” hiệu quả nhất giúp các em thuộc nhanh, nhớ lâu kiến thức.
Vừa nghe vừa kết hợp theo dõi sách giáo khoa Lịch sử 11. Các em có thể dùng bút highlight tô đậm các ý chính trong bài.
Ghi âm lại bài giảng nếu kiến thức hôm đó khó nhớ, khó học. Các em có thể nghe lại khi rảnh rỗi, cách học này vô cùng hiệu quả mà lại tiết kiệm thời gian đấy.
3.2. Kỹ năng nói
Đừng chỉ ngồi nghe thụ động, hãy tích cực trao đổi kiến thức với thầy cô và bạn bè. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những vấn đề được trao đổi, thảo luận thường giúp người học nhớ lâu hơn 70% so với việc chỉ học thuộc.
Tập thuyết trình các bài học hay sự kiện Lịch sử 11 trên lớp. Khi phải truyền đạt kiến thức cho người khác các em học sinh sẽ biết cách sắp xếp, tổ chức lại bài giảng theo một cách logic hơn. Điều này cũng sẽ khiến học sinh nắm được cách tư duy và hiểu sâu hơn vấn đề.
3.3. Kỹ năng đọc
Đọc lại bài cũ và đọc trước bài mới khoảng 2 – 3 lần trước khi đến lớp. Đánh dấu lại những phần chưa hiểu để lên lớp hỏi thầy cô.
Tự trả lời trước các câu hỏi phần cuối bài trong cuốn Lịch sử 11, tìm kiếm mối liên hệ giữa các sự kiện quan trọng với nhau.
3.4. Kỹ năng viết
Nếu các em nghĩ rằng chỉ cần tập trung nghe giảng là đủ, không cần ghi chép thì thật sai lầm. Một bài học trong Lịch sử 11 có thể rất dài. Nhưng nội dung chính thường chỉ bằng ¼ số đó thôi. Viết chính là cách giúp các em học sinh tóm tắt lại những ý chính, lược bỏ những phần không quan trọng.
Ngoài ra, não bộ của các em chắc chắn sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức đã từng ghi chép so với những kiến thức chỉ ngồi “tụng kinh”.
Trên đây là phương pháp ghi nhớ kiến thức môn Lịch sử 11 chỉ bằng việc sử dụng các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết trên lớp. Để học tốt Lịch sử 11 không khó. Chỉ cần các em có niềm yêu thích và sự cố gắng thì chắc chắn 8, 9, 10 điểm luôn trong tầm tay.
Tham khảo thêm
- doc
Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam
- doc
Bài 24: Việt Nam trong chiến tranh TG thứ nhất
- doc
Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam
- doc
Bài 22: Xã hội VN trong cuộc khai thác lần 1 của Pháp
- doc
Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam
- doc
Bài 20: Cuộc kháng chiến từ 1873 - 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
- doc
Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
- doc
Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại
- docx
Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh
- docx
Bài 4: Các nước Đông Nam Á