Giải SGK Lịch Sử 9

Tài liệu Giải SGK Lịch Sử 9 bao gồm các bài giải nằm trong chương trình SGK Lịch Sử 9. Mỗi bài giải trong tài liệu gồm 2 phần phương pháp giải cho từng vấn đề và gợi ý trả lời cụ thể cho mỗi bài tập, tài liệu sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo

1. Hướng dẫn học hiệu quả môn Lịch Sử lớp 9

Lịch sử là môn học chứa đựng nhiều giá trị lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam và thế giới. Nhưng tình trạng học sinh chán học Lịch sử lớp 9 hiện nay khá phổ biến. Một phần nguyên nhân do các em chưa tìm ra phương học tập đúng đắn, hoặc coi nhẹ môn Lịch sử nên không dồn tâm huyết cho nó. Tuy nhiên, quy chế tuyển sinh vào cấp III mới thay đổi vài năm gần đây, và rất có thể sẽ thi môn Lịch sử nên bắt buộc các em phải học cho tốt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm giúp các em học sinh học giỏi môn Lịch sử lớp 9, các em cùng tham khảo nhé.

1.1. Học Lịch sử qua bản đồ

Trong chương trình học Lịch sử lớp 9 có nội dung về các diễn biến trận đánh quan trọng giữa ta – địch như Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)… Nếu học nội dung diễn biến trận chiến bằng văn bản ghi trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ mơ hồ, không nhớ nổi. Việc học qua bản đồ sẽ mang lại cái nhìn trực quan, cụ thể: Học sinh dễ dàng nhận thấy không gian của cuộc chiến, các hướng tiến công của ta, vị trí của địch thông qua những kí hiệu, mũi tên được chú thích trên bản đồ. Khi gấp quyển sách lại, các em vẫn có thể hình dung được cuộc chiến diễn ra như thế nào nhờ học qua bản đồ. Đây là một trong những bí quyết hiệu quả để các em học sinh lớp 9 học tốt Lịch sử, học đâu nhớ đó và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.

1.2. Học theo từng giai đoạn cụ thể

Lịch sử nước Việt Nam được chia thành các giai đoạn cụ thể, ở mỗi giai đoạn lại có những bối cảnh lịch sử, nhân vật, kẻ thù khác nhau. Để có thể học hiệu quả thì học sinh nên học theo các giai đoạn: Giai đoạn 1930 – 1945, Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), giai đoạn khôi phục kinh tế (1975 – 1986)… Ở mỗi giai đoạn, học sinh cần vạch ra các ý chính cụ thể: bối cảnh lịch sử, chủ trương của ta, phương hướng chiến lược, những trận đánh quan trọng của ta – đích, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, kết quả của cuộc kháng chiến, ý nghĩa lịch sử…

Ngoài ra, Lịch sử lớp 9 còn có phần kiến thức lịch sử thế giới, để dễ thì các em học sinh chia thành từng mảng: Lịch sử Liên Xô và các nước Đông Âu; các nước Mỹ la tinh; các nước Tây Âu, Châu Phi… Mỗi quốc gia, khu vực đều có đặc điểm riêng về lịch sử đấu tranh, sự khôi phục lại nền kinh tế sau những thiệt hại mà chiến tranh gây ra.

1.3. Học qua sách, truyện Lịch sử

Sách là nguồn tri thức vô tận, nếu biết khám phá những điều thú vị trong sách các em sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời. Ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa đề cập tới thì Lịch sử còn rất rộng, chứa đựng những câu chuyện hấp dẫn và thú vị về con người, trận chiến, mưu lược, về những bí mật lịch sử. Rất nhiều đầu sách Lịch sử cho học sinh lớp 9 có thể tham khảo và lựa chọn như: Đại Việt thông sử, Đại Việt sử kí toàn thư, Những bậc hiền nhân trong lịch sử Việt Nam, Những sự kiện Lịch sử tiêu biểu Việt Nam thế kỉ XX…

Bên cạnh đó, các em học sinh cũng có thể đọc những câu chuyện Lịch sử liên quan đến những vị anh hùng dân tộc như: Lê Lai, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng… Việc học qua sách, truyện mang đến sự thoải mái tinh thần cho các em học sinh. Các em nhận ra Lịch sử vốn không khô khan mà thực sự càng khám phá sâu càng thấy yêu bộ môn này hơn rất nhiều.

1.4. Ghi chép những ý chính của bài

Một trong những lí do khiến học sinh sợ học Lịch sử lớp 9 là bởi các kiến thức quá nhiều, dài, những mốc thời gian khó nhớ. Chính bởi vậy nếu không có biện pháp học đúng thì các em rất dễ chán nản, mất hứng thú khi học bộ môn này. Để cải thiện tình trạng trên thì các em nên học theo ý chính, ghi chép ý chính ra giấy nháp nhiều lần, từ những ý chính học sinh sẽ triển khai những ý nhỏ hơn để bài làm thêm hoàn chỉnh.

Ví dụ trong bài “Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ 2”, các em có thể điểm một số ý chính: Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 TK XX, Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Dưới các ý chính sẽ có ý phụ: Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950), Tiếp tục xây dựng CSVC – KT của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX), Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. Việc học này giúp học sinh nắm được những phần trọng tâm kiến thức của bài học, không bị lan man. Vào những bài kiểm tra, các em sẽ làm bài tốt dựa trên những ý mình đã học, hiểu được bản chất của các sự kiện lịch sử.

1.5. Học hỏi người có nhiều kinh nghiệm

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với các em lớp 9 muốn giỏi Lịch sử là ham học. Nếu các em ngại hỏi thầy cô thì hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ từ những anh chị có kinh nghiệm trong việc ôn thi, thi học sinh giỏi môn Lịch sử đạt thành tích cao. Các anh chị sẽ chia sẻ kinh nghiệm quý báu: Từ phương pháp pháp học, cách ghi chép, những quyển sách hay, cách trình bày các ý sao cho hợp lý khi làm bài kiểm tra… Nếu các em thu nhận được thì sẽ vô cùng bổ ích, sau đó vận dụng vào quá trình học tập Lịch sử mang lại sự tiến bộ rõ rệt.

2. Mẹo học nhanh nhớ lâu môn Lịch sử

2.1. Xâu chuỗi các sự kiện

Chắc hẳn khi học môn Lịch sử không ít học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi vì có quá nhiều dữ kiện phải nhớ. Rất nhiều em bị nhầm từ sự kiện này sang sự kiện khác.

Chính vì thế khi học đến một sự kiện Lịch sử nào, các em cần đọc hiểu kỹ và nắm rõ về các mốc thời gian, nhân vật. Sau mỗi sự kiện học được các em nên vẽ một sơ đồ biểu diễn các sự kiện cụ thể. Như vậy các em sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó học sinh nên tổng kết lại kiến thức mỗi bài học được theo bảng. Bảng kiến thức ngắn gọn sẽ giúp các em bao quát được tất cả các phần kiến thức quan trọng.

Một cách nhớ lâu môn Lịch sử khác mà các em có thể áp dụng đó là viết những sự kiện mình hay quên, hay nhầm lẫn trên tờ giấy nhớ và dán ở bất cứ chỗ nào các em hay nhìn đến nhất. Cách này sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả.

2.2. Lựa chọn thời gian yên tĩnh để học thuộc kiến thức

Với những môn học có nhiều lý thuyết như môn Lịch sử thì các em cần lựa chọn thời gian học phù hợp.

Hãy học vào sáng sớm. Khoảng thời gian buổi sáng từ 4h30-6h là khung giờ vàng để não bộ tiếp thu kiến thức. Lúc này không gian yên tĩnh rất tốt cho việc ghi nhớ.

2.3. Biết cách chọn lọc thông tin để học

Với Lịch sử, việc để nhớ hết tất cả những dữ kiện không phải là một điều dễ dàng. Chúng ta chỉ cần chọn lọc thông tin, học những gì mấu chốt nhất của sự kiện đó. Hãy chú tâm vào những sự kiện nổi bật, quan trọng mà thầy cô thường nhắc tới.

Tuy nhiên cũng không vì thế mà các em học tủ, học lệch. Nhất là những em học sinh học ban xã hội.

2.4. Liên hệ kiến thức học được với thực tế

Để những dữ kiện Lịch sử không bị khô khan thì các em có thể liên hệ với thực tế. Lấy ví dụ minh họa sinh động, thăm quan di tích Lịch sử, xem phim tài liệu… Tất cả những việc này sẽ giúp các em nhớ kiến thức nhanh hơn rất nhiều.

2.5. Học đến đâu ghi lại đến đấy 

Các em đừng mong rằng gối sách đầu giường hay ngồi đọc sách không mà kiến thức có thể tự đi vào trí nhớ.Chính vì vậy, cách nhớ lâu môn Lịch sử chính là học đến đâu ghi chép đến đấy. Hãy tự viết lại những sự kiện chính sau một bài học.

Thường xuyên tự tổng hợp lại kiến thức và sắp xếp thời gian ôn luyện, các em sẽ nhớ lâu được kiến thức.

2.6. Sử dụng sơ đồ tư duy 

Không chỉ hữu ích với các môn học khác, sơ đồ tư duy cũng rất hữu dụng để các em học Lịch sử. Sơ đồ tư duy giúp các em hệ thống lại kiến thức đầy đủ, nhớ được những mốc quan trọng. Với sơ đồ tư duy các em sẽ tóm gọn được những diễn biến của sự kiện. Để sau đó ôn tập bài học một cách dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian.

Hãy sử dụng sơ đồ tư duy như một cách nhớ lâu môn Lịch sử nhất và thường xuyên sử dụng.

2.7. Trao đổi với bạn bè 

Nếu việc học một mình khiến em cảm thấy chán nản thì hãy học nhóm cùng bạn. Các em nên tạo thành một nhóm khoảng 3-4 bạn để cùng nhau học tập. Các em có thể giúp đỡ bổ sung những phần kiến thức bạn mình còn thiếu hay chưa hiểu. Hãy đặt ra mục tiêu cho mỗi buổi học. Ví dụ buổi hôm nay các em sẽ học về chương 1 của Lịch sử thế giới. Buổi sau sẽ là bài 5 của Lịch sử Việt Nam…

Thực hiện hỏi đáp để kiểm tra kiến thức của mình cũng như của các em đã đúng chưa.

Học nhóm mang lại một lợi thế là các em sẽ cảm thấy tích cực khi học tập. Hơn nữa các em cũng sẽ học được cách ghi nhớ kiến thức hay từ bạn bè. Tuy nhiên việc học nhóm cấn diễn ra nghiêm túc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.8. Củng cố kiến thức bằng cách làm bài thi trắc nghiệm

Thêm một cách hiệu quả để giúp các em học sinh kiểm tra lại kiến thức của minh, ngoài ra việc thực hành sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn so với chỉ học thuộc lòng. Qua bài thi trắc nghiệm cũng giúp thầy cô giáo đánh giá được chất lượng học sinh như thế nào để có chương trình giảng dạy phù hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM