Giải SGK Vật lý 8
Mục lục nội dung
1. Bí kíp học tốt môn Vật lý 8
1.4. Vận dụng để làm các bài tập
1.5. Đọc bài mới hôm sau sẽ học
1.6. Nắm chắc tất cả các công thức
1.7. Chọn nguồn tài liệu tham khảo
2. Một số kinh nghiệm để học tốt Vật lý
2.1. Cố gắng đọc và hiểu đề bài
2.2. Cẩn thận trong từng bước làm bài
1. Bí kíp học tốt môn Vật lý 8
Nhiều học sinh lớp 8 chia sẻ rằng các em đã học tập chăm chỉ môn này, dành thờ gian nhiều hơn nhưng vẫn không thể đạt điểm số cao và kết quả học tập tốt hơn. Với các bí quyết vàng học tốt Vật lý dành cho học sinh lớp 8 ngay đây các em sẽ thoát khỏi tình trạng học tập đó. Hãy cùng eLib tìm hiểu bài viết sau đây:
1.1. Nội dung bài tập
Nội dung chương trình bài tập SGK Vật lý 8 bám sát nội dung chương trình SGK Vật lý 8. Gồm 2 chương với 29 bài. Khái quát nội dung về Cơ học và Nhiệt học, nghiên cứu về sự chuyển động và đứng yên của các vật, về cấu tạo và đặc điểm của các chất,...
1.2. Các dạng bài tập chính
Vật lý 8 là Vật lý về Cơ học và Nhiệt học, bài tập xung quanh các dạng sau:
- Giải thích về sự chuyển động và đứng yên của các vật.
- Mối liên hệ giữa động năng, thế năng và cơ năng.
- Trình bày về cấu tạo của các chất, nhiệt năng, nhiệt lượng.
1.3. Học bài cũ
Các em hãy chú trọng đến việc hiểu các khái niệm, các định lý, định luật, các công thức, hình vẽ, các đơn vị đại lượng, … cách học thuộc để nhớ lâu là hiểu theo ý của mình chứ không phải thuộc theo sách giáo khoa từng chữ từng chữ, như vậy là học vẹt các em sẽ rất dễ quên. Hãy suy nghĩ và trình bày nó theo cách khoa học.
1.4. Vận dụng để làm các bài tập
Sau khi học xong phần lý thuyết các em hãy vận dụng làm bài tập từ dễ đến khó, các bài cơ bản đến phức tạp. Tránh chọn luôn một bài khó và phức tạp để học bởi sẽ rất khó giải như thế các em dễ nản lòng, bỏ cuộc; cách làm từ các bài dễ đến khó sẽ tạo hứng thú cho các em học tập. Khi giải bài hãy tập thói quen đọc kỹ đề, tóm tắt đề, suy luận hướng giải, giải pháp, kiểm tra lại bài khi đã làm xong và trình bày vào vở.
1.5. Đọc bài mới hôm sau sẽ học
Sau khi đã học bài cũ và làm bài tập hãy đọc trước sách giáo khoa bài sẽ học vào ngày mai, đánh dấu những chỗ khó, những phần chưa hiểu để chuys hơn khi nghe giảng hay trao đổi với bạn bè hoặc hỏi thầy cô. Hãy đọc sách thật cẩn thận vì đó là kho tàng tri thức dành cho tất cả mọi người.
1.6. Nắm chắc, nắm vững tất cả các công thức
Để giải được một bài tập Vật lý, các em phải nhớ và nắm chắc các công thức Vật lý. Học tập là cả một quá trình dài chứ không thể chỉ trong ngày một ngày hai, hôm nay có thể đã học thuộc rồi nhớ rồi, nhưng hôm sau lại bị quên ngay. Có nhiều cách để nhớ công thức song cách tốt nhất đó chính là các em hãy xào đi xào lại các công thức, định luật nhiều lần. có thể sử dụng giấy nhớ viết các công thức Vật lý và dán vào những chỗ mình qua lại mỗi ngày, mỗi lần đi qua hãy nhìn vào nó cố gắng hàng ngày nhìn nó khoảng 10 lần, như vậy những công thức đó sẽ dần dần khắc sâu vào đầu các em.
Có một cách giúp các em có một trí nhớ tốt hơn để học tập là bổ sung các dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ với các thực phẩm như thịt, trứng, sữa, cá…Các thực phẩm đó sẽ rất có ích cho việc kích thích sự phát triển của não bộ. các em có thể nói với bố mẹ để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân.
1.7. Chọn nguồn tài liệu tham khảo
Ngoài học sách giáo khoa thì các em nên học thêm trong sách tham khảo. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách tuy nhiên việc lựa chọn cũng rất quan trọng bởi không phải sách nào cũng tốt và cung cấp đúng kiến thức cho em. Các em có thể tìm các cuốn sách tham khảo sau: Giải bài tập vật lý 8 (Nguyễn Thị Bích Liên), Phát triển tư duy đột phá trong giải toán Vật lý 8 (Phạm Hồng Vương), 500 bài tập Vật lý… Đây là những cuốn sách đang được bán chạy và do các nhà sản xuất uy tín xuất bản.
2. Một số kinh nghiệm để học tốt Vật lý
2.1. Cố gắng đọc và hiểu đề bài
Nếu như muốn làm được một bài tập Vật lý, điều đầu tiên hãy đọc kỹ đề bài. Các em có thể gạch chân vào các đại lượng, đơn vị mà đề bài cung cấp hoặc tóm tắt đề bài. Hiểu đề bài sẽ khiến việc làm bài diễn ra trơn tru hơn và hạn chế những lỗi sai hơn.
2.2. Cẩn thận trong từng bước làm bài
Khi làm bài, hãy cẩn thận từng bước làm. Xem coi các em có ghi đúng đại lượng không, đúng đơn vị không, có sai chỗ nào không. Môn Vật lý khi đã sai ở một lỗi nhỏ nào đó ngay cả đơn vị sẽ khiến cho đáp số bị sai và các em sẽ mất điểm câu đó.
2.3. Xem coi đáp số có hợp lý với thực tế không
Sau khi làm xong một bài, hãy kiểm tra đáp số thật kỹ. Xem nó có thực tế không? Vật lý có tính tương tác rất nhiều với thực tế nên khi đáp số ấy hợp lý, độ đúng của đáp số sẽ cao hơn.
2.4. Lưu ý khi làm trắc nghiệm môn Vật lý
Phải đọc đề lần lượt từ trên xuống dưới, nếu nhận thấy câu nào có thể giải được trong thời gian ngắn thì nên làm ngay và tô ngay phương án lựa chọn vào phiếu trả lời.
Những lần tiếp theo thì xử lý những câu có mức độ khó tăng dần cho đến hết.
Tránh việc "tập trung" vào những câu khó làm mất quá nhiều thời gian, các câu đều có điểm như nhau, nên không phân biệt câu dễ hay khó. Nếu mất quá nhiều thời gian vào câu khó, thì với lượng câu hỏi còn lại nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ dẫn tới tình trạng các các em bị mất bình tĩnh dẫn đến kết quả sai.
Tuyệt đối không được bỏ sót câu nào, nếu nhận thấy thời gian làm bài gần hết, thì nhanh chóng chọn nhanh phương án trả lời cho tất cả những câu chưa làm.
Trên đây những bí quyết giúp các em học tốt môn Vật lý. Vật lý sẽ rất dễ khi các em chịu cố gắng và tìm tòi. Chúc các em may mắn.
Tham khảo thêm
- doc
Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 18
- doc
Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 17
- doc
Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 16
- doc
Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 15
- doc
Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 14
- doc
Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 13
- doc
Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 12
- doc
Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 29
- doc
Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 10
- doc
Giải bài tập SGK Vật lý 8 Bài 28