Văn tự sự lớp 7

Chương trình Ngữ văn lớp 7 khó hơn một bậc so với các chương trình mà các em đã học trước đó. Vì vậy, để các em có thể học tốt hơn, nắm được nội dung mới của chương trình Ngữ văn 7 và tránh bỡ ngỡ với những kiến thức nâng cao hơn một bậc. eLib xin gửi đến các em hệ thống bài văn mẫu về dạng văn tự sự đã được đội ngũ dày dặn kinh nghiệm của eLib thực hiện. Với những bài văn mẫu dưới đây, eLib hy vọng rằng các em sẽ có nguồn tài liệu viết bài văn tự sự hiệu quả nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

1. Giới thiệu bài văn tự sự lớp 7

Bài văn tự sự đóng vai trò quan trọng trong bộ môn Ngữ văn lớp 7 nói chung và phân môn Làm văn nói riêng. Văn tự sự lớp 7 hướng đến chủ đề kể lại một câu chuyện mà bản thân từng chứng kiến hoặc kể lại một tác phẩm, một câu chuyện đã được học, được nghe. Để bài văn tự sự thuyết phục được người đọc, người nghe thì phải có các bước, phương pháp viết bài văn rõ ràng và đầy đủ. Nắm bắt được những yêu cầu đó eLib đã tổng hợp những bài văn mẫu tự sự dưới đây để các em có cơ sở tham khảo, luyện tập, ôn tập thật tốt, nắm vững những kiến thức. Mời các em tham khảo nội dung từng bài văn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Những yêu cầu khi làm bài văn tự sự lớp 7

2.1. Cần nắm vững yêu cầu của đề

- Trước khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ đề bài, phải chú ý từng từ ngữ, hiểu ý nghĩa của từng từ, từng câu; học sinh chú ý cả những dấu chấm hay ngắt câu trong đề bài để nắm rõ yêu cầu của đề bài.

- Đối với đề bài văn tự sự lớp 7 đòi hỏi các em học sinh cần có một kiến thức sống khá phong phú; có sự tinh tế và nhạy bén trong cuộc sống xung quanh mình. Để làm tốt bài văn tự sự, học sinh phải thường xuyên thu nhận thông tin hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ghi chép lại những thông tin cần thiết làm tài liệu cho riêng mình (chú ý phải ghi nguồn xuất xứ thông tin để chú thích khi trích dẫn vào bài làm).

2.2. Phương pháp làm bài

- Sau khi nhận đề học sinh tuyệt đối không nên làm bài ngay, sẽ dễ bị lạc đề. Điều trước tiên là các em dùng bút (nên dùng bút chì) gạch dưới những từ ngữ quan trọng có trong đề bài để trên cơ sở đó bám sát yêu cầu của đề trong quá trình làm bài và tránh được lạc đề. Hiểu rõ và đúng nghĩa các từ này. Sau khi nắm vững yêu cầu của đề, các em tập trung cho công việc lập dàn bài chi tiết. Đọc đi đọc lại dàn bài để tìm xem có còn thiếu sót để bổ sung thêm. Tiếp theo tìm dẫn chứng để minh họa hoặc lồng ghép các minh chứng có liên quan vào các lý lẽ phân tích của mình. Dẫn chứng càng phong phú (có chọn lọc, tránh tham lam) và độc đáo sẽ nâng chất lượng bài làm của mình lên. Tránh viết lan man và quá dài gây nhàm chán, lạc lõng dễ đi đến việc phân tích không sát chủ đề. Những bài làm như thế này chắc chắn không thể đạt điểm trung bình, nếu không nói là điểm kém.

- Ngoài ra, phong cách thể hiện (là văn phong của mỗi học sinh) là điều vô cùng quan trọng, các em cần thể hiện sự sáng tạo trong bài làm. Cách viết hay cách thể hiện khác lạ dễ gây chú ý giám khảo, nếu sự khác lạ đó độc đáo chắc chắn các em sẽ đạt điểm cao.

- Với bài văn tự sự, học sinh khi sử dụng ngôn ngữ cần chọn những từ ngữ súc tích và lúc thể hiện cũng cần phải ngắn gọn nhưng phải đảm bảo đầy đủ ý và tránh giáo điều, khô khan. Tính liên kết giữa các câu và giữa các ý với nhau là điều bắt buộc để tránh sự rời rạc. Một bài văn bất cứ thể loại nào cũng luôn cần yếu tố lôi cuốn và văn phong nhẹ nhàng, có như vậy mới hấp dẫn.

- Tuy nhiên để đạt điểm tốt bài làm văn của mình, các em phải thường xuyên rèn kỹ năng viết bằng nhiều cách như: tự ra đề và làm bài, sau đó nhờ anh chị hay thầy cô xem lại và góp ý; tập viết văn những khi có thời gian rỗi.

2.3. Hình thức đoạn văn

Đoạn văn phải đảm bảo đúng dung lượng theo yêu cầu của đề bài, thông thường khoảng 20 tới 23 dòng, tránh viết quá dài hoặc quá ngắn. Đoạn văn có thể tùy ý lựa chọn các cấu trúc: song hành, móc xích, quy nạp, diễn dịch hay tổng phân hợp,... nhưng phải đúng cấu trúc đoạn văn: Không xuống dòng giữa đoạn; đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và lùi vào một chữ ở đầu dòng và kết thúc bằng dấu ngắt câu - có thể là dấu chấm, chấm than, ba chấm hoặc chấm hỏi tùy theo kiểu câu phù hợp với nội dung kết đoạn.

3. Các kiểu bài văn tự sự lớp 7

3.1. Kể về sự vật, hiện tượng, con người

- Với dạng đề này các em cần xác định đúng đối tượng mà mình sẽ tiến hành viết bài văn tự sự. Tránh nhầm lẫn đối tượng này với đối tượng khác dẫn đến lạc đề.

- Bố cục bài văn của dạng đề này cũng như những dạng đề khác, nó có ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài:

+ Mở bài: Giới thiệu về sự vật, hiện tượng, con người…

+ Thân bài:

  • Kể về những kỉ niệm vui hoặc buồn đối với sự vật, hiện tượng, con người…
  • Điều gì luyến tiếc, hối hận,…

+ Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em với sự vật, hiện tượng, con người…

3.2. Kể tóm tắt một tác phẩm, một câu chuyện

- Với dạng đề này điều đầu tiên các em cần phải đọc kĩ tác phẩm, câu chuyện. Sau đó, xác định được những nội dung chính mà tác phẩm, câu chuyện đã nêu.

- Khi kể các em phải dựa vào hoàn toàn tác phẩm, câu chuyện đã cho, không được thêm thắt những chi tiết sáng tạo.

- Kể theo đúng trình tự, không được thay đổi trình tự.

- Rút ra được ý nghĩa của tác phẩm, câu chuyện được kể.

4. Bí quyết để đạt điểm cao trong bài văn tự sự lớp 7

4.1. Đảm bảo bố cục rõ ràng

Dù là bài văn thuộc dạng nào thì chúng ta cũng phải chia bố cục rõ ràng, đây không chỉ là vấn đề về hình thức mà nó còn là vấn đề về nội dung. Một bài văn với bố cục rõ ràng chứng tỏ người viết có tư duy logic và giúp bài văn mạch lạc, đồng thời đảm bảo được đầy đủ các phần của một bài văn như: dẫn dắt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.

4.2. Bày tỏ cảm xúc của cá nhân

- Đối với bài văn tự sự việc bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình trong bài văn là vô cùng cần thiết. Điều đó làm cho bài văn tránh khô khan, có sức biểu cảm cao cho người đọc.

- Việc bày tỏ cảm xúc cá nhân vào bài văn tự sự nhằm khẳng định sự đồng tình hoặc không đồng tình với câu chuyện mà em kể, đây cũng là một tiêu chí để giáo viên cho điểm.

4.3. Luyện tập viết nhiều

Để viết văn tốt, tiến bộ nhanh thì học sinh phải thường xuyên luyện tập, viết nhiều, đọc nhiều sẽ giúp tăng vốn từ cũng như khả năng diễn đạt, kết hợp các phương pháp làm văn thuần thục hơn. Đặc biệt, trong quá trình viết, các em cũng thấy được những hạn chế của bản thân để khắc phục, triển khai bài tốt hơn trong các bài viết sau.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM