GDCD 8 Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

Bài học giúp học sinh hiểu được các loại hình hoạt động chính trị, xã hội để học sinh thấy cần tham gia các hoạt động chính trị – xã hội vì lợi ích và ý nghĩa của nó.. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 8. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 8 Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặt vấn đề

- Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động chính trị - xã hội.

=> Nếu chỉ lo học tập văn hóa, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động thì sẽ không phát triển toàn diện, học chưa đi đôi với hành, quan niệm như vậy là mình chỉ mới biết chăm lo đến lợi ích cá nhân, không biết quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.

- Các hoạt động chính trị - xã hội: tham gia sản xuất của cải vật chất; tham gia xây dựng các công trình, nhà máy; tham gia hoạt động Đoàn, Đội, Hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; hoạt động đền ơn đáp nghĩa; hoạt động nhân đạo. Những hoạt động này được gọi là hoạt động chính trị - xã hội vì có liên quan đến chế độ chính trị và xã hội của đất nước.

=> Cùng với việc chăm ngoan học giỏi, chúng ta cần chung tay góp sức tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để xây dựng đất nước giàu mạnh.

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

- Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người.

- Ví dụ: Tham gia hoạt động Đoàn, Đội tại nhà trường; thăm hỏi gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh nhân ngày 27/7; ủng hộ bà con vùng lũ lụt…

b. Ý nghĩa

Hoạt động chính trị - xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.

c. Cách rèn luyện

Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ...

2. Luyện tập

Câu 1: Theo em, những hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội ? Vì sao ?

a) Học tập văn hoá ;

b) Tham gia các công việc gia đình ;

c) Tham gia sản xuất ra của cải vật chất (công nghiệp, nông nghiệp...) ;

d) Tham gia xây dựng các công trình (xây dựng nhà máy, cầu đường, xây dựng các công trình thuỷ điện..) ;

đ) Tham quan du lịch ;

e) Hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ ;

g) Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa ;

h) Tham gia các hoạt động của Đội, của Đoàn ;

i) Tuyên truyền về nếp sống văn hoá ;

k) Giúp đỡ người gặp khó khăn (cụ già, em nhỏ, người gặp rủi ro, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách...) ;

l) Tham gia giữ gìn trật tự trị an ;

m) Giúp đỡ lực lượng an ninh săn bắt cướp ;

n) Giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng ;

o) Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Gợi ý trả lời

Các hoạt động: (c), (d), (e), (g), (h), (i), (k), (1), (m), (n) là những hoạt động chính trị - xã hội.

Hoạt động (c), (d): là hoạt động chính trị - xã hội liên quan việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, đây là hoạt động của người lao động trong các cơ sở công nghiệp, trong các nhà máy, các công trình và của người nông dân ở nông thôn nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Hoạt động (e), (h), (i), (1), (m): là hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị (Đoàn, Đội, Hội, các CLB...) nhằm phát triển cá nhân, xây dựng các tập thể, đóng góp vào công việc chung của xã hội.

Hoạt động (g), (k), (n) hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường...

Câu 2: Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất phát từ những lí do nào ? Vì sao ?

Gợi ý trả lời

- Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức; I em thường xuất phát từ những lý do:

+ Em hiểu được các hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức là cần thiết.

+ Tham gia các hoạt động sẽ rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.

+ Tham gia các hoạt động sẽ giúp em có niềm tin yêu vào cuộc sông, I tin vào con người, đem lại niềm vui, giúp đỡ người khác, thấy được lợi ích cho mọi người và bản thân.

+ Tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức là điều kiện thuận lợi nhất để em được phát triển.

Vì những lý do đó em tích cực tự giác, không cần ai nhắc nhở, mong muốn đóng góp một phần sức lực trí tuệ của mình vào hoạt động chung của lớp, trường và địa phương.

Câu 3: Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây thành hai loại: thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội.

a) Luôn luôn tham gia đúng giờ ;

b) Luôn luôn phải nhắc nhở ;

c) Bị bạn bè lôi kéo ;

d) Nhờ người khác tham gia để được nghỉ ;

đ) Làm việc để được nhận xét tốt;

e) Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân ;

g) Lo lắng đến công việc được phân công ;

h) Tham gia vì thầy cô giáo yêu cầu ;

i) Vận động các bạn cùng tham gia ;

k) Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá lại kết quả hoạt động;

l) Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động.

Gợi ý trả lời

- Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (a), (e), (g), (i), (k), (l).

- Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (b), (c), (d), (đ), (h).

3. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm những kiến thức sau:

- Hiểu được các loại hình hoạt động chính trị, xã hội để học sinh thấy cần tham gia các hoạt động chính trị – xã hội vì lợi ích và ý nghĩa của nó.
- Hình thành niềm tin yêu vào cuộc sống tốt đẹp, tin vào con người. Các em mong muốn tham gia các hoạt động của lớp, trường và xã hội.
- Có kỹ năng tham gia các hoạt động chính trị – xã hội. Hình thành kỹ năng hợp tác, tự khẳng định trong cuộc sống cộng đồng

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM