GDCD 8 Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bài học giúp học sinh hiểu được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại; phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ gây cháy, gây nổ và các chất độc hại khác và biết các biện pháp phòng ngừa các tai nạn trên. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 8. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 8 Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặt vấn đề

- Sự nguy hiểm của vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra bệnh tật, tàn tật, chết người, hao tốn tiền của.

- Cần tuân theo những quy định của pháp luật.

- Quy định của nhà nước: Luật hình sự, luật phòng cháy, chữa cháy.

- Để ngăn ngừa, hạn chế các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành và đặc biệt là tính chủ động phòng ngừa của mỗi cá nhân, gia đình.

=> Cho đến thời điểm hiện nay, hằng năm vẫn có một số lượng người bị chết do tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Điều này đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có những chính sách chặt chẽ hơn. Đồng thời, người dân cũng cần phải có ý thức hơn trong việc phòng, ngừa tai nạn.

1.2. Nội dung bài học

a. Tác hại

- Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra những tổn thất về người, tài sản cho gia đình và xã hội.

b. Các quy định phòng ngừa

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn.

c. Trách nhiệm của học sinh

- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Tuyên truyền vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các qui định.

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các qui định trên.

2. Luyện tập

Câu 1: Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người?

a. Bom, mìn, đạn, pháo

b. Lương thực, thực phẩm

c. Thuốc nổ

d. Xăng dầu

đ. Súng săn

e. Súng các loại

g. Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu

h. Các chất phóng xạ

i. Chất độc màu da cam

k. Kim loại thường

l. Thủy ngân

Gợi ý trả lời

Theo em, chất và loại sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người:

a. Bom, mìn, đạn, pháo

c. Thuốc nổ

d. Xăng dầu

đ. Súng săn

e. Súng các loại

g. Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu

h. Các chất phóng xạ

i. Chất độc mầu da cam

l. Thủy ngân

Câu 2: Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra

a. Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí

b. Chở thuốc pháo, thuốc nổ, .....trên ôtô

c. Được tự di tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại

Gợi ý trả lời

Theo em sẽ rất nguy hiểm đe doạ đến tính mạng bản thân, của mọi người và ảnh hưởng xấu đế môi trường xã hội. Xã hội sẽ bất ổn nếu:

- Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí

- Chở thuốc pháo, thuốc nổ, .....trên ôtô

- Được tự di tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại

Câu 3: Em sẽ làm gì khi thấy:

a. Bạn bè hoặc các em nhỏ chơi, nghịch các vật lạ, các chất nguy hiểm?

b. Có người định cưa, đục, tháo chốt bom, mìn, đạn pháp để lấy thuốc nổ

c. Có người định hút thuốc lá, nấy ăn hoặc đốt lửa sưởi gần nơi chứa xăng dầu

d. Có người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại

Gợi ý trả lời

- Trong tình huống: (a), (b), (c), em sẽ khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm

- Trong tình huống (d), em báo ngay cho người có trách nhiệm

Câu 4: Em biết gì về tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại ở địa phương mình?

Gợi ý trả lời

Ở địa phương em, tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại khá tốt.

- Mọi gia đình đều thực hiện đúng quy định về phòng cháy

- Sử dụng súng săn có đăng ký giấy phép sử dụng

- Tắt hết điện khi ra khỏi nhà

- Không sử dụng hoá chất độc hại chế biến thực phẩm

- Khoá bình ga khi đã nấu xong

- Sử dụng thực phẩm sạch, rau sạch

Câu 5: Khi gặp sự cố cháy thì chúng ta phải xử lí theo các bước nào?

Gợi ý trả lời

- Bước 1: Báo động

- Bước 2: Cắt điện

- Bước 3: Dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy

- Bước 4: Gọi điện đến 114 thông báo cháy

Câu 6: Khi phát hiện thấy bom mìn, vật liệu nổ hay những vật nghi là bom, mìn, đạn chưa nổ, chúng ta phải làm gì?

Gợi ý trả lời

Khi phát hiện thấy bom, mìn, vật liệu nổ hay những vật nghi là bom, mìn, đạn chưa nổ, chúng ta cần:

- Đánh dấu và cảnh báo cho mọi người biết

- Nhanh chóng thông báo cho chính quyền hoặc các cơ quan chức năng tại địa phương

3. Kết luận

Bài học giúp học sinh nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại; phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ gây cháy, gây nổ và các chất độc hại khác và biết các biện pháp phòng ngừa các tai nạn trên. Qua đó các em có thái độ đề phòng và tích cực nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí cháy nổ và độc hại.

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM