GDCD 8 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài học giúp học sinh hiểu Hiến pháp là gì; vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật; một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trách nhiệm của công dân. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 8. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặt vấn đề
a. Hiến pháp 1992
Là hiến pháp của thời kì đổi mới.
b. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004
c. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
=> Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng. Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước . Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển – xã hội của đất nước.
1.2. Nội dung bài học
a. Khái niệm
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp.
b. Nội dung
Có 147 điều, chia làm 12 chương
- Chương I: CHXHCNVN – Chế độ chính trị: gồm 14 điều. (Từ điều 1- 14).
- Chương II: Chế độ kinh tế: gồm 15 điều (điều 15- 29).
- Chương III: VH-GD, KH, Công nghệ: 14 điều (điều 30- 43).
- Chương IV: Bảo vệ tổ quốc XHCN: 5 điều (điều 44- 48).
- Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD: 34 điều (điều 49- 82).
- Chương VI: Quốc Hội: 18 điều (điều 83- 100)
- Chương VII: Chủ Tịch Nước: 8 điều (điều 101- 108)
- Chương VIII: Chính phủ: 8 điều ( điều 109-117)
- Chương IX:HĐND&UBND: 8 điều (điều 118-125)
- Chương X:TAND&VKSND: 15 điều (điều 126-140)
- Chương XI: Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh. 5 điều (điều 141-145).
- Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp & việc sửa đổi Hiến pháp: 2 điều (điều 146-147)
c. Trách nhiệm của công dân
Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.
2. Luyện tập
Câu 1: Dưới đây là một số điều trong Hiến pháp năm 2013, em hãy sắp xếp các điều theo từng lĩnh vực: Chế độ chính trị; Chế độ kinh tế; Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Tổ chức bộ máy nhà nước.
Điều 16 (trích). Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 50 (trích). Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...
Điều 58 (trích). Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Điều 33. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 32 (trích). Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia,tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 2 (trích) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân làm chủ, tất cả mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức....
Điều 102 (trích). Tòa àn nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 86. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại
Gợi ý trả lời
Sắp xếp các điều luật của Hiến pháp theo từng lĩnh vực như sau:
Chế độ chính trị Điều 2
Chế độ kinh tế Điều 50, Điều 32
Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ Điều 58
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Điều 16, Điều 33
Tổ chức bộ máy nhà nước Điều 86, Điều 102
Câu 2: Điều 69 trong Hiến pháp năm 2013 qui định:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Căn cứ vào Điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây :
a) Hiến pháp.
b) Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
c) Luật Doanh nghiệp.
d) Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng.
đ) Luật thuế giá trị gia tăng.
e) Luật Giáo dục
Gợi ý trả lời
Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản:
- Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật, thuế giá trị gia tăng, Luật Giáo dục.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành: Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 3: Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ; cơ quan quản lí nhà nước ; cơ quan xét xử ; cơ quan kiểm sát. Hãy sãp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ quan nêu trên :
Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Gợi ý trả lời
Sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống:
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Cơ quan quản lí nhà nước: Chính phủ, ủy ban nhân dân quận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - thương binh và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh.
3. Kết luận
Bài học giúp học sinh hiểu Hiến pháp là gì; vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật; một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trách nhiệm của công dân. Qua đó các em phân biệt được Hiến pháp với những văn bản pháp luật khác và có ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp .
Tham khảo thêm
- doc GDCD 8 Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
- doc GDCD 8 Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- doc GDCD 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- doc GDCD 8 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
- doc GDCD 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- doc GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
- doc GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- doc GDCD 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội