Lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Sự nở vì nhiệt có những ứng dụng nào trong đời sống? Để trả lời câu hỏi trên, eLib xin chia sẻ với các em bài học dưới đây. Với phần tóm tắt lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

Lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt

a) Quan sát thí nghiệm

- Thí nghiệm 1:  

                  Đốt nóng thanh thép

+ Dùng bông tẩm cồn đốt nóng thanh thép đã được lắp trên giá và chặn chốt ngang

+ Nhận xét:

  • Sau khi thanh thép đốt nóng, thép nở ra bẻ gãy chốt ngang 

  • Thanh thép nở dài ra khi nóng lên.

  • Hiện tượng xảy ra chứng tỏ khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể sinh ra một lực rất lớn

- Thí nghiệm 2:

      Chốt ngang bị bẻ gãy

  • Lắp chốt ngang sang bên phải gờ chặn, dùng khăn lạnh làm nguội thanh thép

  • Nhận xét: Chốt ngang cũng bị bẻ gãy

c) Rút ra kết luận

a. Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó gây ra lực rất lớn.

b. Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn

⇒ Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.

1.2. Băng kép

a) Quan sát thí nghiệm

Băng kép

  • Băng kép gồm hai thanh kim loại khác nhau (VD: đồng và thép), được tán chặt vào nhau theo chiều dài của thanh tạo thành băng kép.

  • Giả sử hơ nóng băng kép trong trường hợp mặt đồng ở phía dưới.

  • Sau đó đổi cho mặt thép ở phía dưới, hơ nóng lại băng kép

b) Trả lời câu hỏi

- Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau?

  • Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau

- Khi hơ nóng, băng kép cong về phía nào? Tại sao?

  • Khi hơ nóng, băng kép cong về phía thanh đồng. Đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn nằm phía ngoài vòng cung

- Băng kép đang thẳng, nếu làm nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì nó cong về thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

  • Băng kép đang thẳng, nếu làm nó lạnh đi thì nó có bị cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn sẽ nằm ngoài vòng cung.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Khi hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh thép vì đồng nở dài.

Vì nhiệt nhiều hơn thép nên sẽ có chiều dài lớn thanh thép, mà hai đầu mỗi thanh bị giữ chặt, do đó để thỏa mãn được thanh đồng có chiều dài lớn hơn thì chúng phải uốn cong và đồng bao bên ngoài rìa.

Câu 2: Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau?

Hướng dẫn giải:

Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

Câu 2: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

Câu 3: Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng, băng kép sẽ như thế nào?

Câu 4: Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng

A. làm cốt cho các trụ bê tông

B. làm giá đỡ

C. trong việc đóng ngắt mạch điện

D. làm các dây điện thoại

Câu 2: Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dày của cốc thủy tinh và độ bền của cốc? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền của cốc và độ dày của thủy tinh làm cốc.

B. Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài của cốc xảy ra gần như cùng một lúc.

C. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ dãn nở vì nhiệt như nhau.

D. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn.

Câu 3: Ba cốc thủy tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất?

A. Cốc A dễ vỡ nhất

B. Cốc B dễ vỡ nhất

C. Cốc C dễ vỡ nhất

D. Không có cốc nào dễ vỡ cả

Câu 4: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?

A. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên.

B. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên.

C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.

D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

4. Kết luận

Qua bài giảng Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt​ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.

  • Vận dụng được kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng trong thực tế.

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM