Tin học 6 Chương 2 Bài 8: Quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời

Trái Đất của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời như thế nào? Vì sao có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ Mặt Trời của chúng ta có những hành tinh nào? Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời sẽ giải đáp cho chúng ta các câu hỏi đó. Dưới đây là nội dung chi tiết của Bài 8: Quan sát Trái Đất  và các vì sao trong hệ Mặt Trời, mời các em cùng theo dõi bài học để tìm hiểu về phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời.

Tin học 6 Chương 2 Bài 8: Quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khởi động và thoát khỏi phần mềm Solar System 3D Simulator

a. Khởi động phần mềm Solar System 3D Simulator

Có 2 cách khởi động phần mềm Solar System 3D Simulator:

  • Cách 1. Nháy đúp biểu tượng của phần mềm  trên màn hình nền để khởi động phần mềm.
  • Cách 2. Nhấn Start/Program/Solar System 3D Simulator/Solar System 3D Simulator.

Màn hình khởi động của phần mềm có dạng như hình 1 dưới đây:

Màn hình khởi động Solar System 3D Simulator

Trong khung chính của màn hình là Hệ Mặt Trời:

  • Mặt Trời màu lửa đỏ rực nằm ở trung tâm.
  • Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nằm trên các quỹ đạo khác nhau quay xung quanh mặt trời.
  • Mặt Trăng chuyển động như một vệ tinh quay xung quanh Trái Đất.

b. Thoát khỏi phần mềm

Có 2 cách để thoát khỏi phần mềm olar System 3D Simulator:

  • Cách 1. Di chuyển chuột nháy nút lệnh  (Close) trên thanh tiêu đề.
  • Cách 2. Nháy chọn bảng chọn File \(\rightarrow\) Exit.

1.2. Các vì sao trong Hệ Mặt Trời:

Các vì sao trong Hệ Mặt Trời

- Quan sát chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng. Em sẽ hiểu vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng lúc tròn lúc khuyết và vì sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm.

Hiện tượng ngày và đêm

- Quan sát hiện tượng nhật thực. Đó là lúc Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Hiện tượng nhật thực

- Quan sát hiện tượng nguyệt thực. Đó là lúc Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cũng thẳng hàng nhưng theo một thứ tự khác: Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.

Hiện tượng nguyệt thực

2. Bài tập minh họa

2.1. Bài tập 1

Để quan sát mặt trăng ta nháy chuột vào biểu tượng Mặt Trăng trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ. Cửa sổ này gồm nút lệnh nào?

Hướng dẫn giải

Cửa sổ quan sát mặt trăng gồm:

+ Moon: quan sát Mặt Trăng.

+ Moonphases: khám phá hiện tượng Trăng tròn, Trăng khuyết.

+ Eclipses: giải thích hiện tượng thuỷ triều.

+ Tides: giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

2.2. Bài tập 2

Hãy nêu các nút lệnh trong quan sát mặt trời?

Hướng dẫn giải

Các nút lệnh trong quan sát mặt trời là:

+ Sun: Quan sát Mặt Trời.

+ Orbit: quan sát quỹ đạo các hành tinh hệ Mặt Trời.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Phần mềm quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ mặt trời là phần mềm nào?

Câu 2: Cách khỏi động phần mềm Quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời là gì?

Câu 3: Để làm ẩn (hiện) quỹ đạo chuyển động các hành tinh. Ta nháy vào nút lệnh điều khiển nào?

Câu 4: Khi kéo thanh cuộn ngang của nút lệnh điều khiển SPEED thì điều gì xảy ra?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phần mềm Solar System cho phép ta quan sát:

A. Trái đất

B. Mặt trăng, mặt trời

C. Các hành tinh

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Phần mềm Solar System khi ta quan sát Trái Đất ta có thể quan sát:

A. Quan sát các lớp vỏ trái đất

B. Quan sát ngày và đêm

C. Các mùa trên trái đất

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Để quan sát mặt trời ta thực hiện:

A. Nháy chuột vào biểu tượng Mặt Trời trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trời

B. Nháy chuột vào biểu tượng Mặt Trăng trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trời

C. Nháy chuột vào biểu tượng Trái đất trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trời

D. Nháy chuột vào biểu tượng Vì sao trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trời

Câu 4: Hệ Mặt Trời gồm các hành tinh quay quanh Mặt Trời trên một:

A. Mặt phẳng

B. Đường thẳng

C. Đoạn Thẳng

D. Đường cong

Câu 5: Để quan sát các hành tinh của Hệ Mặt Trời ta nháy chuột vào hình các hành tinh trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát các hành tinh. Các hành tinh gồm:

A. Sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất

B. Sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ,

C. Sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

D. tất cả các đáp án trên

4. Kết Luận

Qua bài học này, giúp các em học sinh nắm được một số nội dung chính như sau:

  • Biết cách khởi động/thoát khỏi phần mềm.
  • Biết sử dụng chuột để điều khiển nút lệnh quan sát để tìm hiểu về Hệ Mặt Trời.
  • Có ý thức tự khám phá phần mềm, vừa làm vừa quan sát, không sợ sai.
  • Sử dụng chuột để điều khiển nút lệnh quan sát để tìm hiểu về Hệ Mặt Trời.
Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM