Bài học GDCD 12

Để giúp các em học tập tốt môn GDCD lớp 12, eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 10. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em nội dung tóm tắt lý thuyết từng bài học kèm theo đó là phần giải đáp câu hỏi cuối bài có hướng dẫn giải chi tiết, đầy đủ để giúp các em khái quát lại nội dung đã học một cách rõ ràng và khoa học nhất. Và hi vọng rằng các em sẽ có thêm tài liệu để đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp đến.

1. Giới thiệu bài học GDCD 12

Chương trình GDCD 12 được biên soạn ngắn gọn thành 10 bài học xoay quanh các lĩnh vực pháp luật. Trong những năm gần đây, bộ môn GDCD đã góp mặt vào một trong những môn thi của kì thi THPT Quốc gia, vì thế việc vừa tiếp thu kiến thức mới và hệ thống lại kiến thức đã học đã làm cho một số em loay hoay và mất nhiều thời gian. Nhằm giải quyết những trở ngại đó, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống bài giảng GDCD 12 chi tiết và rõ ràng. Các em hãy nháy Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile để cùng nhau tham khảo nhé.

2. Hướng dẫn học hiệu quả môn GDCD 12

Năm học cuối cấp luôn là năm học tạo cho các em học sinh nhiều áp lực nhất. Với đặc thù môn học lý thuyết, để giúp các em hoàn thành tốt chương trình GDCD 12, eLip sẽ chia sẻ một vài phương pháp học sau đây. Hi vọng sẽ giúp các em tiến bộ và đạt hiệu quả cao trong học tập!

2.1. Tuyệt đối không chủ quan

Các em đều luôn mang tâm lí chủ quan đối với một số môn mang tính lí thuyết. Tuy nhiên, khi làm bài dưới hình thức trắc nghiệm, các phương án mang tính tương đồng khác cao và đòi hỏi các em phải có tính cẩn thận, vững lí thuyết và chọn lọc thông tin chính xác nhất, nhanh nhất. Nếu các em không vững lí thuyết, khi xử lí những phương án trắc nghiệm, rất dễ sa vào "bẫy" của các ý tương đồng. Vì thế, dù là một nội dung nhỏ thì các em vẫn phải nắm vững và ôn tập một cách khoa học nhất.

2.2. Kĩ năng xử lý tình huống

Kỹ năng xử lí tình huống là việc vận dụng lý thuyết đi vào thực hành trên giấy. Việc này đòi hỏi các em phải biết nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, xử lý công bằng, phù hợp với mọi chuẩn mực của xã hội. Xử lý tình huống đòi hỏi đáp ứng rất nhiều mặt nên các em hãy thật sự cẩn thận để vận dụng một cách có hiệu quả nhất. Một tình huống như vậy, nhiều khi kết hợp từ nhiều đơn vị kiến thức khác nhau; vì thế các em hãy đọc kĩ từng chi tiết trong đề bài để đánh giá vấn đề chuẩn xác nhất.

2.3. Trau dồi kiến thức thực tế

Để hoàn thành tốt bộ môn này, các em phải trang bị cho bản thân những kiến thức thực tế, chẳng hạn như bộ máy nhà nước ta hiện nay, các điều luật, những vấn đề nóng hiện tại,... Để có được nguồn kiến thức này, các em phải đọc nhiều, xem nhiều, tìm hiểu nhiều. Vì thế, các em cần chủ động hơn trong học tập và tự học. Tạo động cơ và lập kế hoạch học tập một cách chu đáo nhất.

GDCD chuyên về các nội dung như đạo đức, pháp luật, những kiến thức về cuộc sống, cách trở thành người công dân có ích cho xã hội, những nội dung này rất gần gũi trong hàng ngày, vì thế để có thể hiểu được lý thuyết của bài cũng như để nhớ lâu các em có thể liên hệ ngay những ví dụ mà gặp được, nhìn được ngay trong đời sống, chẳng hạn khi học về đạo đức, sẽ dạy cho các em biết sống tốt hơn, biết kính trên nhường dưới ngoan ngoãn lễ phép, liên tưởng ngay về nhà mình đã lễ phép với người trên chưa?, có nghe lời ông bà, cha mẹ hay không?, ra đường gặp những người hoàn cảnh khó khăn các em sẽ làm gì?... việc các em liên hệ thực tế có hiệu quả rất cao trong việc học của mình.

2.4. Nâng cao kĩ năng bản thân

Một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng phản xạ nhanh, kĩ năng ghi nhớ, xử lí thông tin, tình huống,... luôn là những vũ khí lợi hại hỗ trợ các em hoàn thành tốt bộ môn này. Hãy không ngừng nâng cao bản thân và luôn luôn sáng tạo trong học tập, lao động để gặt hái được những thành công trong tương lai.

2.5. Chăm chỉ ôn bài cũ hằng ngày

Nhiều em học sinh vì chưa đánh giá hết tầm quan trọng của môn học cho nên thường bỏ bê việc học môn này, thường thì chỉ nghe giảng trên lớp cho rằng như vậy là đủ, về nhà lại học những môn khác, cho nên hầu hết học sinh không nắm được kiến thức và cho rằng môn học khó là vì thế, nếu các em chịu bỏ ra chỉ từ 30 đến 45 phút là đã mang lại hiệu quả hoàn toàn khác, như các em biết những kiến thức nào dễ liên hệ sẽ nhớ rất nhanh, cho nên các em hãy bớt chút thời gian để học tập cho tốt nhé.

2.6. Hệ thống lại toàn bộ kiến thức

Sau khi kết thúc bài học, các em cần hệ thống lại toàn bộ bài học trong hôm nay xem có những nội dung gì nổi bật, bài học hướng tới mục đích gì, và làm sao để đạt được mục đích đó. Tốt nhất các em nên chuẩn bị cho mình một quyển vở riêng chuyên có tác dụng tổng hợp và ghi chú, thuận tiện hơn khi các em tìm và không bị nhầm lẫn.

Cuối cùng việc các em cần làm hàng ngày là làm bài tập ở cuối sách, bao gồm cả bài tập lý thuyết và trắc nghiệm và có cả bài tập tình huống xoay quanh nội dung bài học, đây là cách để tổng hợp lại kiến thức trong bài và giúp các em có kỹ năng vận dụng giải quyết.

Với sáu phương pháp trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các em học sinh cuối cấp tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm để hoàn thành chương trình GDCD 12 cũng như đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM