Bài học Vật lý 11
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Vật lý 11
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Vật lý 11
2.1. Đọc bài trước khi đến lớp nghe giảng
2.2. Một số phương pháp học tốt
2.3. Nắm vững toàn bộ công thức SGK
2.4. Dùng bài tập để học công thức
3. Những lưu ý để học tốt môn Vật lý 11
1. Giới thiệu bài học Vật lý 11
Vật lý 11 là chương trình khó nhất trong chương trình vật lý THPT. Vì sao lại thế? Lớp 10 thì liên quan rất nhiều đến các hiện tượng tự nhiên, chuyển động, các vấn đề về chất khí rất dễ liên hệ để nhớ. Lớp 12 là các vấn đề cần quan tâm để thi đại học nên sát với các em. Nhưng chỉ riêng vật lý 11, có nhiều vấn đề chẳng thể nhìn thấy được như quang phổ, cảm ứng điện từ, bán dẫn…Cho nên các em sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt nội dung chương trình lớp 11 hơn rất nhiều. Chính vì vậy, với mong muốn đem đến cho các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tài liệu học tập, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Vật lý 11 gồm 7 chương với 34 bài bên dưới. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Vật lý 11
Để đảm bảo kiến thức thi học kỳ và giúp các em có nền tảng vững chắc để học Vật lý 12, eLib xin chia sẻ một số kinh nghiệm học tốt Vật lý 11 như sau:
2.1. Đọc bài trước khi đến lớp nghe giảng
- Đọc bài trước khi đến lớp luôn là một trong những bí quyết giúp học sinh học tốt Vật lý lớp 11. Ưu điểm của biện pháp này chính là các em sẽ nắm được khái quát nội dung bài học và sẽ tiếp thu nhanh hơn lúc học trên lớp.
- Mặt khác khi đọc trước sách giáo khoa thì các em sẽ biết được mình khó hiểu trên nào và trên lớp nhờ thầy cô giải đáp. Chính bởi vậy nên mỗi học sinh cần rèn cho mình thói quen chuẩn bị bài, đọc bài mới vào buổi tối trước khi đến lớp để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
2.2. Một số phương pháp học tốt
- Ghi nhớ toàn bộ lý thuyết, nhớ sâu sắc các định luật, định lý như định luật cu-lông, định luật bảo toàn điện tích, nguyên lý chồng chất điện trường…Các khái niệm, định nghĩa, tính chất như khái niệm vật dẫn điện, điện môi, điện trường, tính chất của đường sức từ…Tóm lại phải nhớ được lý thuyết căn bản.
- Làm thật nhiều bài tập để thuộc công thức, các bạn hãy bắt đầu từ những ví dụ trong sách giáo khoa và làm hết bài tập trong sách bài tập. Về cơ bản thì sách giáo khoa, sách bài tập đã giúp các em nắm được khoảng 80% các dạng bài tập rồi.
- Để phản ứng nhanh khi gặp bài tập cần phân dạng và làm nhuần nhuyễn từng dạng.
- Không “học vẹt”, công thức càng phức tạp, chúng ta càng phải biến nó trở nên ngộ nghĩnh, thú vị hơn. Những công thức khô khan có thể trở thành những câu “thần chú xì tin” dễ nhớ.
2.3. Nắm vững toàn bộ công thức Vật Lý trong Sách giáo khoa
- Các công thức vật lí đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nếu chúng ta không học thuộc công thức chắc chắn sẽ không làm dược bài tập.
- Công thức mà nhớ sai dẫn đến kết quả của bài tập đó cũng sai hoàn toàn. Chính bởi vậy mà các em học sinh cần đầu tư thời gian và công sức để có thể nhớ công thức Vật lý lớp 11.
- Ngoài ra để nhớ công thức thì các em học sinh cũng có thể ghi những công thức ra giấy nhớ nhỏ rồi dán ở những vị trí thường hay nhìn thấy như bàn học tập, góc tường, bàn ăn. Mỗi lần đi qua có thể nhìn và nhẩm lại sẽ khiến kiến thức được khắc sâu hơn rất nhiều.
2.4. Dùng bài tập để học công thức Vật Lý 11
- Các em học sinh 11 có thể dùng bài tập để học công thức Vật Lý 11, đây cũng là một cách làm mang lại hiệu quả nhân đôi. Đầu tiên, các em cần làm những bài tập căn bản, chỉ cần lắp công thức vào là có ngay kết quả. Khi các em làm nhiều, dần dần các em sẽ nhớ công thức đó.
- Tiếp theo, hãy luyện tập những dạng bài có mức độ khó hơn, buộc các em phải suy luận nhiều hơn. Lúc này, chúng ta sẽ không thể áp dụng công thức là ra liền, mà trong quá trình giải sẽ xuất hiện thêm một số bước phân tích, suy luận rồi dùng một vài công thức khác thì mới ra đáp số cuối cùng.
- Khi làm nhiều bài tập, tiếp xúc với nhiều dạng bài, các em sẽ tự động “thuộc” luôn công thức Vật lý lớp 11, không chỉ vậy, các em còn có thể bỏ túi luôn nhiều phương pháp làm bài đa dạng.
3. Những lưu ý để học tốt môn Vật lý lớp 11
3.1. Xây dựng thời gian biểu học tập hợp lí
- Học Vật lý là cả một quá trình rèn luyện, muốn học tốt Vật lý lớp 11 thì các em học sinh cần chăm chỉ, xây dựng cho mình thời gian biểu phù hợp và cân đối.
- Mỗi ngày học một ít sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc để kiến thức dồn nhiều lại mới học sẽ khó hiệu quả. Chính bởi vậy học sinh nên thiết lập cho mình thời gian biểu học tập và dán trước bàn học để nhắc nhở bản thân cần phải thực hiện nhiệm vụ học tập đề ra.
3.2. Đặt mục tiêu học tập cho mình
- Khi có mục tiêu học tập các em học sinh sẽ có động lực để phấn đấu.
- Các em có thể đặt cho mình những mục tiêu từ đơn giản đến khó, tránh đặt mục tiêu quá cao mà trong khi bản thân mình chưa đạt tới sẽ gây thất vọng.
- Bên cạnh đó, các em cũng có thể đặt mục tiêu bài kiểm tra sắp tới được 7 điểm nhưng đến bài cuối kì phải được 8- 9 điểm Vật lý. Có mục tiêu sẽ giúp việc học trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Tham khảo thêm
- doc
Bài 34: Kính thiên văn
- docx
Bài 6: Tụ điện
- doc
Bài 12: TH: XĐ suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá
- doc
Bài 18: TH: KS đặc tính chỉnh lưu của điốt BD, tính khuếch đại của Tranzito
- doc
Bài 33: Kính hiển vi
- pdf
Bài 5: Điện thế và hiệu điện thế
- doc
Bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch
- doc
Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn
- doc
Bài 32: Kính lúp
- docx
Bài 4: Công của lực điện