Giải SGK Công nghệ 12
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu môn Công Nghệ THPT
1.1. Tính cụ thể và tính trừu tượng
- Tính cụ thể được biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh những đối tượng mà HS có thể tri giác trực tiếp được trên đối tượng thực hay mô hình của chúng (sản phẩm, vật mẫu, thao tác mẫu,…).
- Tính trừu tượng thể hiện qua các khái niệm, nguyên lý, quá trình kĩ thuật - công nghệ mà HS không thể trực tiếp tri giác được. Chẳng hạn, khái niệm dòng điện xoay chiều, từ trường, phương pháp hình cắt – mặt cắt, quá trình truyền và biến đổi chuyển động… Để thể hiện những nội dung này, trong các tài liệu giáo khoa người ta phải mô phỏng chúng bằng các kí hiệu, hình vẽ, sơ đồ… Để nhận thức được những nội dung này HS phải hình dung, tưởng tượng, khái quát hóa,…nghĩa là phải thực hiện các thao tác tư duy.
- Đặc điểm này đòi hỏi phải vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng, giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lí tính, giữa cấu trúc hình thức bên ngoài với diễn biến nguyên lí bên trong của các đối tượng kĩ thuật.
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong dạy học cần phải:
+ Phân tích tìm ra điểm xuất phát tương đối của mỗi khâu nhận thức (từ cái cụ thể - trực quan hay cái trừu tượng - lí thuyết). Đó là cơ sở cho việc vận dụng con đường quy nạp hay diễn dịch trong mỗi bài dạy.
+ Xác định đúng đắn vị trí vai trò trực quan, coi nó như một phương tiện, điều kiện của sự chuyển hoá biện chứng từ cụ thể sang trừu tượng và ngược lại.
1.2. Tính thực tiễn
- Tính thực tiễn là một thuộc tính vốn có của kỹ thuật vì mục đích, đối tượng và kết quả nghiên cứu kỹ thuật công nghệ đều xuất phát từ thực tiễn, phản ành thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thự tiễn. Sự ra đì của mỗi máy móc, thiết bị kỹ thuật hay công nghệ mới bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu con người và nó cũng chỉ tồn tại và phát triển khi đáp ứng được nhu cầu đó.
1.3. Tính tổng hợp, tích hợp.
- Tính tổng hợp được thể hiện ở chỗ môn học được xây dựng trên cơ sỡ nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp, nghĩa là chú trọng đến những nguyên tắc, nguyên lý chung, những kỹ năng phổ biến, thiết yếu đối với cuộc sống ( xem mục nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp)
- Tích hợp, theo cách hiểu thông thường lá sự thống nhất các phần tử khác nhau trong một chỉnh thể thống nhất, kết quả của quá trình đó là sự ra đời một hệ thống mới mà trong đó các phần tử liên hệ với nhau chặt chẽ hơn và bản thân thuộc tính của các phần tử cũng có sự thay đổi.
Nội dung môn học KTCN mang tính tổng hợp và tích hợp vì nó là môn học ứng dụng, hàm chứa những phần tử kiến thức thuộc nhiều môn khoa học khác nhau: Toán học, hoá học, vật lí học, kinh tế học, xã hội học…nhưng lại liên quan, thống nhất với nhau trong việc phản ánh những đối tượng kỹ thuật cụ thể. Chẳng hạn: trong vẽ kỹ thuật, phép chiếu song song là cơ sở xây dựng chiều dài trục đo. Phép chiếu phối cảnh là cơ sở xây dựng hình chiếu phối cảnh; trong chế tạo cơ khí, các thiết bị phương pháp gia công dực trên các nguyên tắc truyền và biến đổi chuyển động – năng lượng - lực; trong kỹ thuật điện, việc chế tạo các thiết bị điện/máy điện đều dực trên nguyên lý cảm ứng điện từ, thiết kế mạch điện phải dực trên định luật ôm; các linh kiệm điện tử đều dực trên ttính chất của các lớp tiếp giáp của 2 chất bán dẫn npn.
2. Giới thiệu môn Công Nghệ 12
Phần “Kỹ thuật điện tử” là phần tương đối khó với nhiều kiến thức lý thuyết mới mẻ, trừu tượng rất khó nhớ như cấu tạo, công dụng, ký hiệu, phân loại các loại linh kiện điện tử; nguyên lý làm việc của các mạch điện tử. Những kiến thức đó mang tính chuyên nghành điện tử cao nên vừa mới mẻ vừa trừu tượng và khó ghi nhớ đối với học sinh. Kiến thức của môn Công nghệ 12 trải dài với 6 chương 30 bài học.
Đặc điểm nổi bật nhất phần kỹ thuật điện tử và Kỹ thuật điện môn Công nghệ 12 là:
- Tính ứng dụng thực tiễn: Đó là bản chất vốn có của kỹ thuật vì đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu kỹ thuật là hoạt động thực tiễn của con người. Sự ra đời mỗi thiết bị, máy móc kỹ thuật bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu của con người và nó cũng tồn tại và phát triển khi đáp ứng được những nhu cầu ngày một cao. Các thiết bị điện tử như tivi, máy vi tính.... làm việc dựa vào hoạt động của linh kiện,các mạch điện tử.
- Tính đa chức năng, đa phương tiện: Một sản phẩm kỹ thuật có thể thực hiện những chức năng khác nhau. Ví dụ, cùng là một linh kiện điện tử như tụ điên, cuộn cảm, điện trở, tranzto có thể sử dụng cho nhiều mạch điện tử,nhiều thiết bị điện tử khác nhau với nhiều chức năng khác nhau. Ví dụ, tụ điện có thể sử dụng để tích điện, phóng điện, để tạo mạch dao động, nó có mặt trong tivi,radio, máy tăng âm, máy vi tính..............tính đa phương án thể hiện ở chổ cùng một chức năng nhười ta có thể có nhiều phương án thiết kế, nhiều phương án gia công. Ví dụ, tụ điện có nhiều loại, kiểu dáng, kích cỡ khác nhau.
3. Hướng dẫn học hiệu quả môn Công nghệ 12
Để học giỏi môn Công nghệ trong nhà trường, các em cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý. Kiến thức bộ môn Công nghệ rất rộng và sâu, nên ngoài việc làm tất cả các bài tập trong Sách giáo khoa và Sách bài tập, bài viết dưới đây sẽ giúp các em hình dung và dễ dàng tóm tắt những ý chính.
3.1. Nội dung bài tập SGK Công nghệ 12
Nội dung chương trình bài tập SGK Công nghệ 12 bám sát nội dung chương trình Công nghệ 12. Gồm 5 chương với 56 bài. Khái quát nội dung nông nghiệp với với 6 chương phân phối bài tập theo 30 bài học. Nhằm giúp các em có những kiến thức phổ thông, cơ bản, những nguyên lý kỹ thuật và trong chế tạo cơ khí, các thiết bị phương pháp gia công dực trên các nguyên tắc truyền và biến đổi chuyển động – năng lượng - lực; trong kỹ thuật điện, việc chế tạo các thiết bị điện/máy điện đều dực trên nguyên lý cảm ứng điện từ, thiết kế mạch điện phải dực trên định luật ôm; các linh kiệm điện tử đều dực trên ttính chất của các lớp tiếp giáp của 2 chất bán dẫn npn.
3.2. Bổ sung thêm nhiều kiến thức bên ngoài
- Chương trình học môn Công nghệ trong Sách giáo khoa là chương trình căn bản, dùng cho mọi đối tượng học sinh lớp 12. Chính vì vậy mà kiến thức trong đó thuộc dạng rất cơ bản nhất, nhưng những kiến thức đó đôi khi không được giải thích rõ ràng bởi vì thời lượng học trên trường không cho phép.
- Do đó, để dễ dàng tiếp thu, các em nên bổ sung các kiến thức khác bên ngoài sách giáo khoa, chẳng hạn như chương trình Youtube về giáo dục,… để học sinh có cơ hội hiểu rõ vấn đề hơn.
3.3. Nâng cao tinh thần tự học
Xây dựng tinh thần tự học tạo cho học sinh thói quen tự lập, tự tìm hiểu thông tin, không lệ thuộc nhiều vào người khác. Trên thực tế, thời gian của 1 tiết học là không đủ để giáo viên truyền đạt hết nội dung kiến thức tiết học. Do đó khi gặp vấn đề nào khó, học sinh tự học phải vận dụng khả năng, kiến thức cùng với thông tin tự tìm tòi được của mình để giải quyết. Điều đó sẽ giúp bản thân nhớ lâu hơn về kiến thức cũng như vấn đề mình tự tìm hiểu. Ngoài ra việc tự học còn giúp học sinh linh động trong thời gian học, phân chia thời gian học phù hợp với mình.
3.4. Xây dựng nhóm học tập
Học nhóm đang là hình thức học hiện đại được áp dụng rộng rãi, nó rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng mềm hữu ích như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,... Còn về mặt kiến thức, khi học nhóm học sinh sẽ thu nhận được nhiều ý tưởng cũng như thông tin từ các bạn khác trong nhóm, đẩy nhanh được quá trình học tập, giải quyết vấn đề. Khi học nhóm học sinh có thể kiểm tra chéo cho nhau để tìm ra và khắc phục những lỗi sai, đồng thời việc học nhóm còn tăng cường tính cạnh tranh trong việc học tập.
Tham khảo thêm
- doc
Giải bài tập SGK Công nghệ 12 Bài 20
- doc
Giải bài tập SGK Công nghệ 12 Bài 9
- doc
Giải bài tập SGK Công nghệ 12 Bài 15
- doc
Giải bài tập SGK Công nghệ 12 Bài 19
- doc
Giải bài tập SGK Công nghệ 12 Bài 4
- doc
Giải bài tập SGK Công nghệ 12 Bài 8
- doc
Giải bài tập SGK Công nghệ 12 Bài 14
- doc
Giải bài tập SGK Công nghệ 12 Bài 18
- doc
Giải bài tập SGK Công nghệ 12 Bài 23
- doc
Giải bài tập SGK Công nghệ 12 Bài 28