Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Ôn tập phần 3: Kĩ thuật điện
Cùng eLib xin ôn tập và củng cố các kiến thức về kĩ thuật điện như: quy trình, các loại đồ dùng,... với nội dung tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 8 ôn tập phần kĩ thuật điện. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 171 SGK Công nghệ 8
2. Giải bài 2 trang 171 SGK Công nghệ 8
3. Giải bài 3 trang 171 SGK Công nghệ 8
4. Giải bài 4 trang 171 SGK Công nghệ 8
5. Giải bài 5 trang 171 SGK Công nghệ 8
6. Giải bài 6 trang 171 SGK Công nghệ 8
7. Giải bài 7 trang 171 SGK Công nghệ 8
8. Giải bài 8 trang 171 SGK Công nghệ 8
9. Giải bài 9 trang 171 SGK Công nghệ 8
10. Giải bài 10 trang 171 SGK Công nghệ 8
11. Giải bài 11 trang 171 SGK Công nghệ 8
1. Giải bài 1 trang 171 SGK Công nghệ 8
Điện năng là gì ? Điện năng được sản xuất và truyền tải như thế nào ? Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống ?
Phương pháp giải
- Xem lại lý thuyết khái niệm điện năng
- Điện năng được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống như: sản xuất, sinh hoạt,....
Hướng dẫn giải
* Điện năng là năng lượng của dòng điện (Công của dòng điện).
* Điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện: nhiệt điện, thủy điện,điện nguyên tử,...truyền tải qua đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ.
* Điện năng có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống:
- Trong sản xuất:
+ Các nhà máy cơ khí: sản xuất tàu hỏa, ô tô, máy bay, ...
+ Nhà máy sản xuất thiết bị dạy học, sản xuất thiết bị y tế, sản xuất các thiết bị và dụng cụ thể thao, ...
+ Các nhà máy luyện kim, nhà máy hóa chất, ...
+ Nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng: Dệt, may, đồ dùng gia đình, ...
+ Dùng trong các trạm bơm nông nghiệp, nhà máy xay xát, nhà máy chế biến thức ăn gia súc. ...
+ Dùng trong các phòng thí nghiệm, phòng mổ, để chạy các máy ở bệnh viện,
- Trong đời sống:
+ Thắp sáng đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống.
+ Dùng để chạy máy bơm nước, quạt điện, máy giặt, tủ lạnh, ...
+ Dùng để nghe radio, xem ti vi, vào mạng internet. ...
2. Giải bài 2 trang 171 SGK Công nghệ 8
Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện là gì? Nêu những biện pháp khắc phục?
Phương pháp giải
Một số nguyên nhân gây ra tai nạn điện như: Chạm trực tiếp vào vật mang điện, đến gần dây dẫn có điện bị đứt dây xuống đất,....
Hướng dẫn giải
3. Giải bài 3 trang 171 SGK Công nghệ 8
Các yêu cầu của dụng cụ bảo vệ an toàn điện là gì ? Nêu tên một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện và giải thích các yêu cầu trên ?
Phương pháp giải
Một số yêu cầu của dụng cụ bảo vệ an toàn điện:
- Bảo đảm an toàn cho người sử dụng
- Bảo đảm chắc chắn, bền
- Chống dòng điện lan truyền có thể gây tai nạn cho người và thiết bị xung quanh
Hướng dẫn giải
* Tên một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện: giày cao su cách điện, giá cách điện, dụng cụ lao động có chuôi cách điện, găng tay cao su cách điện, thảm cao su cách điện.
4. Giải bài 4 trang 171 SGK Công nghệ 8
Nêu các bước cứu người bị tai nạn điện? Vì sao cứu người bị tai nạn điện phải rất thận trọng nhưng cũng phải nhanh chóng?
Phương pháp giải
Các bước cứu người bị tai nạn điện gồm: tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu, đưa nạn nhân đến trạm y tế
Hướng dẫn giải
- Các bước cứu người bị tai nạn điện:
+ Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
+ Sơ cứu nạn nhân.
+ Đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất hoặc gọi nhân viên y tế.
- Khi cứu người bị tai nạn điện phải rất thận trọng nhưng cũng rất nhanh chóng vì:
+ Tai nạn điện có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn và điều nguy hiểm nhất là người bị nạn không cảm nhận được mối nguy hiểm de dọa mình.
+ Điều quyết định giữa sự sống và cái chết của người bị nạn phụ thuộc vào sự khẩn trương và phương pháp sơ cứu của người cứu: Cứu nhanh và đúng thì sống, chậm và sai rất dễ dẫn đến tử vong. Mỗi giây trôi qua là giảm đi khả năng cứu sống nạn nhân, trong đó 5 phút đầu tiên có vai trò quyết định.
5. Giải bài 5 trang 171 SGK Công nghệ 8
Vật liệu kĩ thuật điện được chia làm mấy loại? Dựa vào tiêu chí gì để phân loại vật liệu kĩ thuật điện?
Phương pháp giải
Vật liệu kĩ thuật điện được chia làm ba loại: dẫn điện, cách điện và dẫn từ
Hướng dẫn giải
Vật liệu kĩ thuật điện được chia làm ba loại là:
- Vật liệu dẫn điện.
- Vật liệu cách điện.
- Vật liệu dẫn từ.
* Dựa vào tính chất vật lí của vật liệu để người ta phân loại như: tính dẫn điện, tính cách điện, tính dẫn từ,...
6. Giải bài 6 trang 171 SGK Công nghệ 8
Để chế tạo nam châm điện, máy biến áp, quạt điện, người ta cần có những vật liệu kĩ thuật điện gì? Giải thích vì sao?
Phương pháp giải
Dựa vào đặc tính của thép mà người ta sử dụng vật liệu này để chế tạo nam châm điện, máy biến áp,....
Hướng dẫn giải
Để chế tạo nam châm điện, máy biến áp, quạt điện người ta cần thép kĩ thuật điện để làm lõi cho nam châm điện, máy biến áp, rôto và stato cho quạt điện vì thép kĩ thuật điện (tôn silic) từ tính cao, từ trễ thấp, từ thẩm rất cao, ít tốn hao do dòng điện xoáy. Ngoài ra còn cần dây điện từ (dây đồng có bọc sơn cách điện) để quấn các cuộn dây vì đồng dẫn điện tốt.
7. Giải bài 7 trang 171 SGK Công nghệ 8
Đồ dùng điện gia đình được chia thành mấy nhóm ? Nêu nguyên lí biến đổi năng lượng của mỗi nhóm?
Phương pháp giải
Đồ dùng điện được chia làm 3 nhóm:
- Đồ dùng loại điện quang
- Đồ dùng loại điện nhiệt
- Đồ dùng loại điện cơ
Hướng dẫn giải
8. Giải bài 8 trang 171 SGK Công nghệ 8
Nêu những ứng dụng của động cơ điện một pha trong các đồ điện gia đình?
Phương pháp giải
Một số ứng dụng của động cơ điện một pha như dùng trong sinh hoạt, dùng trong nhà bếp
Hướng dẫn giải
Những ứng dụng của động cơ điện một pha trong các đồ điện gia đình như:
- Đồ dùng sinh hoạt: Máy điều hòa nhiệt độ, quạt điện, ...
- Đồ dùng nhà bếp: Tủ lạnh, máy xay thực phẩm, máy ép hoa quả, ...
9. Giải bài 9 trang 171 SGK Công nghệ 8
Cần làm gì để sử dụng tốt đồ dùng điện gia đình?
Phương pháp giải
Một số biện pháp để sử dụng đồ điện tốt như: không cho đồ dùng điện làm việc vượt quá công suất, kiểm tra an toàn điện,....
Hướng dẫn giải
+ Đấu đồ dùng điện vào nguồn điện có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.
+ Không cho đồ dùng điện làm việc vượt quá công suất định mức, dòng điện vượt quá trị số định mức.
+ Thường xuyên kiểm tra an toàn điện ở dây dẫn, phích cắm, ổ cắm, dò điện ra vỏ, lau chùi vỏ,...
10. Giải bài 10 trang 171 SGK Công nghệ 8
Nêu nguyên lí làm việc và công dụng của máy biến áp một pha?
Phương pháp giải
Nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha là do hiện tượng cảm ứng điện từ làm xuất dòng điện cảm ứng
Hướng dẫn giải
+ Khi đóng điện, ở hai đầu cuộn sơ cấp có điện áp vào U1, hiện tượng cảm ứng điện từ làm xuất dòng điện cảm ứng trong cuộn thứ cấp, ở hai đầu cuộn thứ cấp có điện áp ra U2:
\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = k\)
+ Máy biến áp một pha dùng để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều trong gia đình.
11. Giải bài 11 trang 171 SGK Công nghệ 8
Một máy biến áp một pha có U1 =220V, N1 =400 vòng, U2=110V, N2=200 Vòng. Khi điện áp sơ cấp giảm U1=200V,để giữ U2 không đổi, nếu số vòng dây N1 không đổi thì phải điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu ?
Phương pháp giải
Hướng dẫn giải
+ Lúc đầu: U1= 220V, U2= 110V,
N1= 400 vòng, N2= 200 vòng
+ Lúc sau: U1= 200V, U2 = 110V,
N1= 400 vòng, N2 = ?
Ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
=> \({N_2} = {N_1}.\frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = 220vòng\)
Vậy nếu số vòng dây N1 không đổi thì phải điều chỉnh cho N2 = 220 vòng.
12. Giải bài 12 trang 171 SGK Công nghệ 8
Vì sao phải tiết kiệm điện năng, nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng ?
Phương pháp giải
Tiết kiệm điện năng giúp giảm thiểu ô nhiếm môi trường, tiết kiệm thu chi cho gia đình,....
Hướng dẫn giải
* Phải tiết kiệm điện năng là vì:
+ Tiết kiệm tiền cho gia đình.
+ Hạn chế điện năng trong giờ cao điểm
+ Tránh hỏng đồ điện trong gia đình.
* Các biện pháp tiết kiệm điện năng:
+ Giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm.
+ Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
+ Không sử dụng lãng phí điện năng.
13. Giải bài 13 trang 171 SGK Công nghệ 8
Tính tiêu thụ điện năng của gia đình em tròn một tháng (Coi điện năng tiêu thụ của các ngày như nhau)?
Phương pháp giải
- Sử công thức: A = Pt để tính điện năng cho từng loại vật dụng
- Điện năng tiêu thụ một tháng bằng tổng điện năng các loại vật dụng nhân với số ngày của tháng
Hướng dẫn giải
Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong 1 ngày:
Áp dụng công thức: A = Pt
+ Đèn compac huỳnh quang: A1 = 25 x 2 x 3 = 150 Wh
+ Ti vi : A2 = 110 x 1 x 5 = 550 Wh
+ Nồi cơm điện : A3 = 630 x 1 x 2 = 1260 Wh
+ Tủ lạnh : A4 = 110 x 24 = 2640 Wh 9b.
Điện năng tiêu thụ trong một tháng 28 ngày là:
A = (A1 + A2 + A3 + A4 ) x 28 = (150 + 550 + 1260 + 2640 ) x 28 = 128 800 Wh = 128,8 kWh.
Số tiền mà gia đình phải chi trả cho nhu cầu sử dụng điện là: (100 x 1418) + (28,8 x 1622 ) = 188 513 đồng
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 38: Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 39: Đèn huỳnh quang
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 41: Đồ dùng loại điện- nhiệt. Bàn là điện
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 46: Máy biến áp một pha
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng