Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 29: Cấu trúc các loại Virut
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 29: Cấu trúc các loại Virut, giúp các em hoàn thành nội dung bài tập củng cố kiến thức, qua các dạng bài tập: Giải thích các thuật ngữ, trình bày đặc điểm cơ bản của virut, giải thích kết quả thí nghiệm.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 118 SGK Sinh học 10
- Hãy giải thích các thuật ngữ: Capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.
Phương pháp giải
- Xem lại cấu taọ virut, giải thích các thuật ngữ: Capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.
Hướng dẫn giải
- Giải thích các thuật ngữ:
- Capsit: Là protein bao bọc bên ngoài để bảo vệ lõi axit nucleic.
- Capsôme: Là tập hợp của các capsit bao bọc bên ngoài bảo vệ lõi axit nucleic.
- Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.
- Vỏ ngoài: Là vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit. Được cấu tạo từ lớp lipit kép và prôtêin, trên bề mặt vỏ có gai glycôprôtêin có vai trò kháng nguyên và giúp virut bám vào tế bào chủ.
2. Giải bài 2 trang 118 SGK Sinh học 10
- Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut?
Phương pháp giải
- Xem lại cấu tạo của Virut từ đó chỉ ra ba đặc điểm cơ bản của virut.
Hướng dẫn giải
- Virut gồm 3 đặc điểm cơ bản sau:
- Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc ARN.
- Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.
- Kí sinh nội bào bắt buộc.
3. Giải bài 3 trang 118 SGK Sinh học 10
- Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?
Phương pháp giải
- Xem lại cấu tạo của virut, quan sát hình 29.3 giải thích kết quả thí nghiệm từ đó rút ra kết luận.
Hướng dẫn giải
- Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin capsit của chủng A và một nửa chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau).
- Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.
→ Kết luận: Mọi tính trạng đặc trưng của mỗi chủng virut đều do bộ gen của chủng virut đó quy định.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 33: Ôn tập Sinh học vi sinh vật