Giải bài tập SGK Tin học 6 Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản

Nhằm giúp các em học tốt môn Tin học 6 đội ngũ eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải bài tập SGK trang 74, 75 môn Tin học 6 thông qua đó các em sẽ dễ dàng nắm bắt nội dung trọng tâm đã học hơn. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Tin học 6 Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản

1. Giải bài 1 trang 74 SGK Tin học 6

Hãy nêu các thành phần cơ bản của văn bản.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 1 và mục 2 trang 70, 71 SGK Tin học 6 để phân tích và trả lời

Hướng dẫn giải

Văn bản gồm có các thành phần: Kí tự, từ, dòng, đoạn, trang.

Trong đó:

- Kí tự: là con chữ, số, kí hiệu,…; là thành phần cơ bản nhất của văn bản.

- Từ: là dãy kí tự liên tiếp nằm giữa hai dấu cách hoặc dấu cách và dấu xuống dòng.

- Dòng:Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải. Dòng có thể chứa các từ của nhiều câu.

- Đoạn: Gồm một hoặc nhiều câu liên tiếp, nằm giữa 2 dấu xuống dòng. Nhấn phím Enter để xuống dòng kết thúc một đoạn văn bản.

- Trang: Phần văn bản trên một trang in được gọi là trang văn bản.

2. Giải bài 2 trang 74 SGK Tin học 6

Hãy cho biết máy tính sẽ xác định câu dưới đây gồm những từ nào?

“Ngày nay khisoạn thảo văn bản,chúng ta thường sử dụng máytính”.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 1 và mục 2 trang 70, 71 SGK Tin học 6 để phân tích và trả lời

Hướng dẫn giải

Word xác định câu trên gồm những từ:

“Ngày”,“nay”, “khisoạn”, “thảo”, “văn”, “bản,chúng”, “ta”, “thường”, “sử”, “dụng”, “máytính”.

3. Giải bài 3 trang 74 SGK Tin học 6

Chọn câu đúng:

a. Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung văn bản.

b. Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động xuống dòng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải.

c. Khi soạn thảo nội dung văn bản, em có thể sửa lỗi trong văn bản bất kì lúc nào em thấy cần thiết.

d. Em chỉ có thể trình bày nội dung của văn bản bằng một vài phông chữ nhất định.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung được trình bày ở bài 14 SGK Tin học 6 để phân tích và trả lời.

Hướng dẫn giải

Câu đúng: b và c.

4. Giải bài 4 trang 74 SGK Tin học 6

Theo em, tại sao không nên để dấu cách trước các dấu chấm câu?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 3 trang 72 SGK Tin học 6 đề phân tích và giải thích.

Hướng dẫn giải

Không nên để dấu cách trước các dấu chấm câu, vì theo quy tắc gõ văn bản trong Word: Các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó.

5. Giải bài 5 trang 75 SGK Tin học 6

Nêu sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột. Khi ta di chuyển chuột, con trỏ soạn thảo có di chuyển theo không?

Phương pháp giải

Từ nội dung mục 2 trang 71, 72 SGK Tin học 6 để phân tích và trả lời.

Hướng dẫn giải

- Sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột

- Giống nhau: Đều là con trỏ trong cửa sổ làm việc của Word.

- Khác nhau:

+ Con trỏ chuột:Có dạng chữ I trên vùng soạn thảo và hình dáng con trỏ chuột có thể thay đổi thành dạng mũi tên hay mũi tên ngược hoặc các dạng khác khi di chuyển con trỏ chuột đến những vùng khác nhau trên màn hình.

+ Con trỏ soạn thảo: Có dạng một vạch đứng nhấp nháy trên vùng soạn thảo, cho biết vị trí soạn thảo hiện thời.

Khi ta di chuyển chuột, con trỏ soạn thảo không di chuyển. Vì để di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần thiết bằng cách nháy chuột vào vị trí đó.

6. Giải bài 6 trang 75 SGK Tin học 6

Để soạn thảo và hiển thị văn bản chữ Việt trên máy tính ta cần thêm các công cụ hỗ trợ gì?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung mục 4 trang 73 SGK Tin học 6 để phân tích và trả lời.

Hướng dẫn giải

Để soạn thảo và hiển thị văn bản chữ Việt trên máy tính ta cần có các tệp tin đặc biệt được cài trên máy tính, các tệp tin này được gọi là phông chữ Việt, có nhiều phông chữ khác nhau dùng để hiển thị và in chữ Tiếng Việt: .VnTime, .VnArial, VNI-Times, VNI-Helve,…

Ngày:30/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM