Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 47 Tập bản đồ Địa lí 8
Dựa vào lược đồ “Địa hình và khoáng sản miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ” và nội dung SGK, em hãy:
- Nêu vị trí, giới hạn của miền:
- So sánh với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, hãy rút ra những nhận xét về:
+ Độ cao của địa hình miền này.
+ Hình dạng địa hình của miền (đỉnh, sườn, thung lũng)
+ Sự phân bố các dãy núi và hướng chính của chúng.
Phương pháp giải
Cần có kĩ năng khai thác lược đồ để xác định:
- Vị trí, giới hạn của miền
- So sánh với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: độ cao, hình dạng địa hình, sự phân bố các dãy núi và hướng chính
Hướng dẫn giải
- Vị trí và giới hạn: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên – Huế. Phía bắc, đông bắc giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; phía tây giáp Lào; phía nam ngăn cách với miền Nam Trung Bộ bởi đèo Hải Vân; phía đông giáp biển Đông.
- So sánh với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
+ Độ cao của địa hình miền: Đây là miền có địa hình cao nhất Việt Nam.
+ Hình dạng địa hình của miền (đỉnh, sườn, thung lũng): đây là miền nhiều núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.
+ Sự phân bố các dãy núi và hướng chính: các dãy núi phân bố chủ yếu ở phía tây của vùng, hướng chủ yếu là hướng tây bắc – đông nam.
2. Giải bài 2 trang 48 Tập bản đồ Địa lí 8
Nêu những thuận lợi và khó khăn về giao thông vận tải trong nội bộ miền với các miền khác ở nước ta.
Phương pháp giải
Cần nắm kiến thức về đặc điểm vị trí địa lí, địa hình để chỉ ra những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: phát triển tất cả các loại hình giao thông
- Khó khăn: nhiều núi cao, hiểm trở
Hướng dẫn giải
- Thuận lợi:
+ Phát triển tất cả các loại hình giao thông.
+ Có tuyến đường bộ và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, dễ dàng giao lưu với các miền khác trên cả nước.
+ Có các tuyến đường sang nước bạn Lào hay Trung Quốc, dễ dàng thông thương, giao lưu văn hóa.
+ Tỉnh Quảng Ninh giáp biển thuận lợi để phát triển đường biển.
- Khó khăn: Nhiều núi cao, hiểm trở nên giao thông còn hạn chế, nhiều nơi ở vùng núi cao chưa có giao thông hiện đại, việc đi lại của người dân còn khó khăn.
3. Giải bài 3 trang 48 Tập bản đồ Địa lí 8
Dựa vào lược đồ, nội dung SGK và kiến thức đã học, hãy:
- Giải thích vì sao mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm.
- Cho biết tại sao gió phơn Tây Nam còn gọi là gió Lào? Vùng nào trong miền chịu tác động nhiều nhất của loại gió này?
- Giải thích sự tăng nhiệt của gió phơn Tây Nam khi thổi qua dãy Trường Sơn.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về đặc điểm tự nhiên để giải thích:
- Mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm: dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc – đông nam, ảnh hưởng từ biển, hiệu ứng “phơn”,...
- Gió phơn Tây Nam còn gọi là gió Lào: gió thổi từ phía nước bạn Lào sang
- Sự tăng nhiệt của gió phơn Tây Nam khi thổi qua dãy Trường Sơn: dãy Trường Sơn chặn lại
Hướng dẫn giải
- Mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm:
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản sự xâm nhập trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.
+ Càng xuống phía nam thì gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính.
+ Càng xuống phía nam lượng bức xạ Mặt Trời tăng dần lên nên nhiệt độ trung bình năm tăng.
+ Do ảnh hưởng từ biển nên làm giảm nhiệt độ vào mùa hạ, tăng nhiệt độ mùa đông.
+ Các dãy núi phía tây biên giới gây nên hiệu ứng “phơn”, tạo nên gió tây khô nóng.
- Gió phơn Tây Nam còn gọi là gió Lào vì gió thổi từ phía nước bạn Lào sang nước ta nên nó còn có tên gọi như vậy. Vùng ít chịu tác động nhiều nhất của loại gió này là vùng phía đông bắc, nơi giáp với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Sự tăng nhiệt của gió phơn Tây Nam:
+ Gió mùa Tây Nam mát và ẩm bị dãy Trường Sơn chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao, nhiệt độ giảm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6 độ C.
+ Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành, mưa rơi bên sườn Tây Trường Sơn, khi không khí vượt sang bên kia, hơi nước đã giảm đi nhiều, nhiệt độ tăng, trung bình là 100m tăng 1 độ C nên sườn Đông Trường Sơn (khu vực ven biển miền Trung) rất khô và nóng.
Tham khảo thêm
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 27: Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ