Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

Giải Tập bản đồ Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

1. Giải bài 1 trang 32 Tập bản đồ Địa lí 8

Dựa vào hình 28.1 “Lược đồ Địa hình Việt Nam” trong SGK kết hợp với kiến thức đã học, hãy cho biết:

- Địa hình nước ta chủ yếu là dạng địa hình gì (đồi núi và cao nguyên hay đồng bằng).

- Dạng địa hình chủ yếu chiếm khoảng mấy phần diện tích lãnh thổ. Nằm ở những phía nào của lãnh thổ.

- Giữa các bộ phận đồi núi lan sát ra biển và các đảo gần bờ có liên quan đến nhau như thế nào.

- Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nếu ta đi từ cực Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ra biển theo chiều vĩ tuyến chúng ta sẽ gặp những dạng địa hình nào? Chúng thay đổi độ cao ra sao?

Phương pháp giải

Dựa vào kĩ năng khai thác lược đồ để xác định:

- Dạng địa hình chủ yếu của nước ta, vị trí trong lãnh thổ

- Sự liên quan giữa các bộ phận đồi núi lan sát ra biển và các đảo gần bờ

- Đặc điểm địa hình đồng bằng miền Trung

- Những dạng địa hình khi đi từ cực Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ra biển theo chiều vĩ tuyến

Hướng dẫn giải

- Địa hình nước ta chủ yếu là dạng địa hình đồi núi.

- Địa hình đồi núi là chủ yếu chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. Nằm chủ yếu ở phía tây lãnh thổ nước ta.

- Các đảo gần bờ thực chất thuộc bộ phận núi lan sát ra biển nhưng do nước biển dâng lên kèm theo đó là sự xói mòn của đất đá hai bên, làm cho các đảo và đồi núi lan sát ra biển dần cách li nhau. Do vậy chúng có liên quan đến nhau.

- Nếu đi từ cực Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ra biển theo chiều vĩ tuyến chúng ta sẽ gặp lần lượt những dạng địa hình sau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng, thềm lục địa. Độ cao của chúng thấp dần từ Tây sang Đông.

- Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung: có tổng diện tích khoảng 15000 nghìn km2 và chia thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi chạy theo hướng tây - đông lan sát ra biển. Rộng nhất là đồng bằng Thanh Hóa.

2. Giải bài 2 trang 33 Tập bản đồ Địa lí 8

Đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng nhất.

Địa hình nước ta có nhiều bậc kế tiếp nhau (núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…) là do: 

☐ Trước Tân kiến tạo địa hình nước ta đã ổn định và vững chắc.

☐ Trước Tân kiến tạo địa hình nước ta đã trở thành những bán bình nguyên.

☐ Tân kiến tạo nâng không đều, nâng mạnh ở phía Tây và Bắc, nâng yếu ở phía Đông Nam.

☐ Tất cả các ý trên.

Phương pháp giải

Cần nắm được nguyên nhân địa hình nước ta có nhiều bậc kế tiếp nhau:

- Trước Tân kiến tạo địa hình nước ta đã ổn định và vững chắc, trở thành những bán bình nguyên.

- Tân kiến tạo nâng không đều, nâng mạnh ở phía Tây và Bắc, nâng yếu ở phía Đông Nam

Hướng dẫn giải

Địa hình nước ta có nhiều bậc kế tiếp nhau (núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…) là do: 

☐ Trước Tân kiến tạo địa hình nước ta đã ổn định và vững chắc.

☐ Trước Tân kiến tạo địa hình nước ta đã trở thành những bán bình nguyên.

☐ Tân kiến tạo nâng không đều, nâng mạnh ở phía Tây và Bắc, nâng yếu ở phía Đông Nam.

☒ Tất cả các ý trên.

3. Giải bài 3 trang 33 Tập bản đồ Địa lí 8

Đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng.

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện rõ nét ở địa hình nước ta là:

☐ Các khối núi lớn bị cắt xẻ, miền núi thực vật mất dễ bị đá ong hóa.

☐ Bề mặt các núi có rừng rậm, đất có phẫu diện dày và có nhiều mùn.

☐ Trên bề mặt của một số khối núi lớn có các cao nguyên đất đỏ badan.

☐ Miền núi đá vôi thường có hang động ngầm, miền núi badan có đất đỏ.

Phương pháp giải

Cần nắm kiến thức về tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của địa hình nước ta:

- Các khối núi lớn bị cắt xẻ, miền núi thực vật mất dễ bị đá ong hóa.

- Bề mặt các núi có rừng rậm, đất có phẫu diện dày và có nhiều mùn.

- Miền núi đá vôi thường có hang động ngầm, miền núi badan có đất đỏ.

Hướng dẫn giải

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện rõ nét ở địa hình nước ta là:

☒ Các khối núi lớn bị cắt xẻ, miền núi thực vật mất dễ bị đá ong hóa.

☒ Bề mặt các núi có rừng rậm, đất có phẫu diện dày và có nhiều mùn.

☐ Trên bề mặt của một số khối núi lớn có các cao nguyên đất đỏ badan.

☒ Miền núi đá vôi thường có hang động ngầm, miền núi badan có đất đỏ.

Ngày:17/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM