Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10. Mời các bạn cùng tham khảo 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13

QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Luật số: 40/2013/QH13 Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2013

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10.

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy:

1. Khoản 3 và khoản 6 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định.”

“6. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3; bổ sung khoản 3a và khoản 3b vào sau khoản 3 Điều 5 như sau:

“3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

b) Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;

c) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;

d) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

3a. Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:

a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;

c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

3b. Cá nhân có trách nhiệm:

a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;

c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;

d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

đ) Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2; bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 6 như sau:

“2. Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy.

2a. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.”

4. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 8. Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

1. Hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật sau khi thống nhất với Bộ Công an đối với các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng và công bố các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở về phòng cháy và chữa cháy sau khi thống nhất với Bộ Công an.

4. Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về phòng cháy và chữa cháy:

a) Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy và chữa cháy được áp dụng bắt buộc;

b) Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng cháy và chữa cháy;

c) Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.

5. Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được áp dụng tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam hoặc phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam và được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản.

6. Đối với yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy mà chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy.”

5. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Bảo hiểm cháy, nổ

Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm cháy, nổ. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.

Chính phủ quy định và công bố danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; điều kiện, mức phí bảo hiểm cháy, nổ; số tiền bảo hiểm tối thiểu.”

6. Bổ sung Điều 9a vào sau Điều 9 như sau:

Điều 9a. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm:

a) Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;

b) Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

c) Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

2. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh;

b) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

7. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy

Người tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng về vật chất; trường hợp bị chết, bị thương, bị tổn hại sức khỏe, bị tổn thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.”

8. Sửa đổi, bổ sung các khoản 3, 5, 6, 7 và 8; bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 và bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 13 như sau:

“3. Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.”

“4a. Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.

5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.

5a. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

6. Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

7. Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.

8. Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”

9. Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; căn cứ vào điều kiện cụ thể có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện, đường giao thông, nguồn nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy.”

10. Khoản 2 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được đóng mới, hoán cải chỉ được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi đã được duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Chính phủ quy định loại phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.”

11. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1; sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 19 như sau:

“1a. Ủy ban nhân dân các cấp, chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng cháy phù hợp với cấp độ cảnh báo nguy cơ cháy rừng.

2. Khi lập quy hoạch, dự án phát triển rừng phải có giải pháp phòng cháy và chữa cháy cho từng loại rừng.”

“4. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi hoạt động trong rừng hoặc ven rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”

12. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Phòng cháy đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

1. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu; xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với phương án phòng cháy và chữa cháy.

2. Cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở mình; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

13. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 22 và nội dung các khoản 2, 3 và 4 Điều 22 như sau:

“Điều 22. Phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ và vật tư, hàng hóa khác có nguy hiểm về cháy, nổ”

“2. Kho chứa, hệ thống vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ phải có hệ thống báo và xử lý nồng độ hơi, khí nguy hiểm dễ cháy, nổ; phải có biện pháp bảo vệ, chống sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống.

3. Cơ sở kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình liền kề. Việc xuất, nhập, vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ phải tuân thủ quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, vận chuyển vật tư, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phải in các thông số kỹ thuật trên nhãn hàng hóa và phải có bản hướng dẫn an toàn về phòng cháy và chữa cháy bằng tiếng Việt.”

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luật số: 40/2013/QH13 ----

Ngày:31/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM