Luật Lao động - Tiền lương

Chuyên mục Lao động - Tiền lương được eLib chia sẻ sau đây tổng hợp các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư,... của cơ quan nhà nước về Lao động - Tiền lương về mức lương tối thiểu, kỳ hạn trả lương, các quy định về làm việc và chế độ nghỉ hưu..... Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Đặc điểm của Luật Lao động - Tiền lương

1.1 Thế nào là Tiền lương?

Tiền lương được quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2012, được xác định là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó:

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

  • Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

  • Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

1.2 Một số quy định về Tiền lương

Việc quy định về tiền lương chi trả cho người lao động phải lưu ý đến một số vấn đề rút ra được từ các quy định của Bộ luật lao động 2012 như sau:

Thứ nhất, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Ở thời điểm hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2020 khi Nghị định 90/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thì mức lương tối thiểu vùng có sự thay đổi nhất định. Cụ thể như sau:

Các vùng

        Mức lương tối thiểu vùng năm 2019

 

( áp dụng từ 01/01/2019 đến 01/01/2020)

    Mức lương tối thiểu vùng năm 2020

 

( áp dụng từ 01/01/2020)

Vùng I

                   4.180.000 đồng/tháng

            4.420.000 đồng/tháng

Vùng II

                   3.710.000 đồng/tháng

            3.920.000 đồng/tháng

Vùng III

                   3.250.000 đồng/tháng

            3.430.000 đồng/tháng

Vùng IV

                   2.920.000 đồng/tháng

            3.070.000 đồng/tháng

Thứ hai, việc trả lương phải đầy đủ và đúng hạn

Người lao động được người sử dụng lao động trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

  • Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

  • Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương hoặc tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất.

Thứ ba, căn cứ trả tiền lương trả cho người lao động 

Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.

Thứ tư, về hình thức trả lương

Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân.

2. Nghị định Lao động - Tiền lương

2.1 Khái niệm Nghị định

Nghị định là Hình thức văn bản do chính phủ ban hành và dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lí thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn sơ với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp bộ đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành.

2.2 Một số nghị định mới nhất về Lao động - Tiền lương

  • Nghị định 122/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

  • Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu

  • Nghị định 104/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức

  • Nghị định 88/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

  • Nghị định 74/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 121/2016/NĐ-CP ngày 24/8/2016 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020

  • Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  • Nghị định 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

  • Nghị định 38/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

  • Nghị định 14/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu

3. Nghị quyết Lao động - Tiền lương

Nghị quyết là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Một vài Nghị quyết Lao động - Tiền lương tiêu biểu:

  • Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp

  • Nghị quyết 85/NQ-CP của Chính phủ về việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

  • Nghị quyết 19/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chế độ hỗ trợ đối với công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại Ban Quản trang và Nhà Tang lễ Thành phố

  • Nghị quyết 80/2019/QH14 của Quốc hội về việc gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể

  • Nghị quyết 104/2020/QH14 của Quốc hội về việc gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức

  • Nghị quyết 29/NQ-CP của Chính phủ về chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

  • Nghị quyết 93/NQ-CP của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

4. Những điểm mới về Luật Lao động - Tiền lương đáng chú ý có hiệu lực 01/01/2021

  • Sửa đổi quy định về khái niệm tiền lương

  • Sửa đổi quy định về mức lương tối thiểu

  • Bổ sung nguyên tắc xây dựng định mức lao động

  • Sửa đổi quy định về việc tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về thang lương, bảng lương, định mức lao động

  • Bỏ quy định gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện

  • Bổ sung quy định ủy quyền việc nhận lương

  • Bổ sung quy định người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động

  • Bổ sung các quy định về việc trả lương

  • Sửa đổi, bổ sung quy định về hình thức trả lương

  • Bổ sung quy định về thời điểm trả lương

  • Sửa đổi quy định về trường hợp trả lương chậm

  • Sửa đổi, bổ sung quy định về tiền lương ngừng việc

  • Quy định mới về tạm ứng tiền lương

  • Sửa đổi quy định “tiền thưởng” bằng quy định “thưởng”

  • Sửa đổi quy định tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về quy chế thưởng

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về Luật Lao động - Tiền lương để có thể sử dụng cho bản thân đúng cách. Mời các bạn tham khảo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM