Luật Quyền dân sự

Chuyên mục Luật Hành chính được eLib chia sẻ dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư về quyền, nghĩa vụ và lợi ích nhất định của mình khi là một công dân Việt Nam ,... Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Tổng quan về Luật Quyền dân sự

1.1 Quyền dân sự là gì?

Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình.

Quyền dân sự hiểu theo nghĩa rộng là quyền của chủ thể được pháp luật dân sự quy định như là nội dung của năng lực pháp luật của chủ thể đó. Các chủ thể có năng lực pháp luật dân sự khác nhau thì có các quyền dân sự khác nhau.

Quyền dân sự hiểu theo nghĩa hẹp là quyển của chủ thể trong quan hệ dân sự nhất định mà chủ thể đó đang tham gia, quyền tự mình thực hiện những hành vi nhất định, quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu cẩu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác xâm phạm.

1.2 Cơ chế bảo vệ Quyền dân sự

Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì trước hết chủ thể đó có quyền “tự bảo vệ” theo quy định của pháp luật. Việc bảo vệ quyền dân sự không phải thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên việc ngăn căn của chủ thể phải đảm bảo tính cần thiết, phù hợp, không được vượt quá so với tính chất, hậu quả của sự xâm phạm ấy.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự bằng cách:

  • Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình, khi quyền này đang bị đe dọa hay đang xảy ra tranh chấp.

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, đây là biện pháp được áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu, quyền nhân thân khi việc thực hiện quyền đó bị cản trở, dẫn đến hoặc có khả năng gây ra thiệt hại.

  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai, đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân như bảo vệ đối với họ tên, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

  • Buộc thực hiện nghĩa vụ, là biện pháp được áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ phải thực hiện một hay nhiều hành vi pháp lý nhất định trong quan hệ với người có quyền nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó.

  • Buộc bồi thường thiệt hại, đây là một biện pháp khá phổ biến để bảo vệ quyền dân sự được thực hiện trong trường hợp thực tế có thiệt hại xảy ra. Bởi biện pháp này bù đắp phần nào về tổn thất tài sản, tinh thần mà người bị xâm phạm phải gánh chịu.

1.3 Cơ chế bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Dân sự 2015 , việc bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền được quy định như sau:

Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài. Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.

2. Pháp luật hiện hành về Quyền dân sự

2.1 Nghị định Quyền dân sự

a. Khái niệm về Nghị định

Nghị định là (Một loại văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ) hình thức văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất.

b. Cơ quan ban hành Nghị định

Hiện nay theo quy định tại điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật  quy định Chính phủ là chủ thể duy nhất có quyền ban hành ra Nghị định. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở nước ta, trực tiếp quyền hành pháp, dưới Chính phủ còn có các bộ và cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ thì có thể thấy Chính phủ là cơ quan duy nhất có quyền ban hành Nghị định

c. Nghị định có hiệu lực khi nào?

  • Hiện nay không có bất cứ một điều luật cụ thể nào quy định chung về thời điểm phát sinh hiệu lực của Nghị định

  • Theo như phân tích ở nội dung phía trên thì Nghị định được Chính phủ ban hành nhằm triển khai thực hiện hoặc đưa ra các giải pháp đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…. mới phát sinh mà luật chưa có quy định hoặc chưa đủ điều kiện để xây dựng thành luật

  • Do vậy, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, cấp bách mà thời điểm phát sinh lực của Nghị định quy định các vấn đề khác nhau là khác nhau

  • Trong mỗi Nghị định thì thông thường nội dung của điều cuối cùng trong Nghị định sẽ quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực

 d. Một số nghị định về Quyền dân sự mới nhất

  • Nghị định 97/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không

  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

  • Nghị định 33/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự

  • Nghị định 53/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự

  • Nghị định 05/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam

  • Nghị định 58/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự

  • Nghị định 67/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

  • Nghị định 29/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

2.2 Nghị quyết Quyền dân sự

a. Khái niệm Nghị quyết

Là hình thức văn bản quyết định đến các vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị thông qua bằng việc biểu quyết theo số đông. Biểu thị ý định hay ý kiến của cơ quan, tổ chức về một vấn đề cụ thể.

b. Ai là người ban hành Nghị quyết?

Nghị quyết có thể được chia thành các nhóm sau:

  • Nghị quyết được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, phân bố ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước và điều chỉnh ngân sách Nhà nước.

  • Nghị quyết sử dụng để ổn định chế độ công tác Quốc hội, các cơ quan trực thuộc Quốc hội, hội đồng Dân tộc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban Quốc hội.

  • Nghị quyết sử dụng để phê chuẩn điều ước Quốc tế mà Việt Nam tiến hành tham gia.

  • Nghị quyết sử dụng để quyết định các vấn đề khác nằm trong thẩm quyền của Quốc hội.

c. Một số quan điểm khác nhau trong khoa học luật về Nghị quyết

  • Nghị quyết có giá trị pháp lý tương tự như Luật

  • Nghị quyết là các văn bản dưới luật

  • Nghị quyết không phải là văn bản quy phạm pháp luật

  • Nghị quyết là văn bản chủ đạo

d. Nghị quyết Quyền dân sự mới nhất

  • Nghị quyết 104/2020/QH14 về gia nhập công ước số 105 của Tổ chức lao động quốc tế

  • Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 giao dịch dân sự về nhà ở

  • Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự

  • Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành một số biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự

  • Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự

  • Quyết định 1252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc

  • Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án

  • Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình

  • Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 về giao dịch dân sự trước ngày 1 tháng 7 năm 1991

2.3 Thông tư Quyền dân sự

a. Định nghĩa Thông tư

Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Thông tư do Bộ hay cơ quan ngang Bộ ban hành, thường do Bộ trưởng hay chủ tịch ký. Ngoài ra, thông tư cũng có thể do nhiều Bộ ngành có liên quan cùng ban hành để áp dụng trong phạm vi liên quan tới các cơ quan đó.

b. Có mấy loại thông tư

Theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Thông tư bao gồm:

  • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

  • Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

c. Thông tư Quyền dân sự mới nhất

  • Thông tư 78/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự

  • Thông tư 12/2011/TT-BTP hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

  • Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP

  • Thông tư 74/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 9 Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự

  • Thông tư 43/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định nội dung chi, mức chi bảo đảm cho hoạt động nghiệp vụ thi hành án, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự

  • Thông tư 02/2017/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự

  • Thông tư 130/2013/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định quản lý, sử dụng mẫu sổ, biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự trong Quân đội

Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được luật, nghị định, nghị quyết và thông tư của Quyền dân sự. Mời các bạn tham khảo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM