Luật Thủ tục tố tụng
Mục lục nội dung
1. Thủ tục tố tụng là gì?
Tố tụng là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục trang tụng như: các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng lao động, tố tụng hành chính,… Có thể nói thủ tục tố tụng được thực hiện trong nhiều quan hệ pháp luật khác nhau, đối với mỗi quan hệ pháp luật cụ thể sẽ có những quy định khác nhau trong thủ tục tố tụng.
Thủ tục tố tụng là một hoạt động tìm cách kích hoạt quyền lực của tòa án để thi hành một điều luật. Mặc dù thuật ngữ này có thể được định nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn khi hoàn cảnh yêu cầu, nhưng đã lưu ý rằng "thủ tục tố tụng pháp lý bao gồm các thủ tục tố tụng được đưa ra bởi hoặc theo sự xúi giục của cơ quan công quyền, và kháng cáo quyết định của tòa án hoặc tòa án".
Thủ tục tố tụng nói chung được đặc trưng bởi một quy trình có trật tự, trong đó những người tham gia hoặc đại diện của họ có thể đưa ra bằng chứng ủng hộ cho yêu cầu của họ, và tranh luận để ủng hộ những diễn giải cụ thể của pháp luật, sau đó một thẩm phán, bồi thẩm đoàn hoặc nhân chứng khác đưa ra xác định các vấn đề thực tế và pháp lý.
- Các hoạt động cần thiết để có một quy trình pháp lý của tòa án đã được cung cấp, chẳng hạn như thông qua dịch vụ của quá trình.
- Tiến hành xét xử, cho dù là một vụ kiện hay xét xử dân sự, hay một phiên tòa hình sự.
- Ban hành và thi hành các lệnh của tòa án, bao gồm cả những thứ bị tịch thu.
- Điều trần, đặc biệt là phiên điều trần hành chính.
- Trọng tài.
2. Quy định pháp luật về thủ tục tố tụng
Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án dã được thụ lí hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật
Do các vụ việc có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục tố tụng khác nhau tương ứng. Thủ tục tố tụng hình sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hình sự. Thủ tục tố tụng dân sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, những tranh chấp kinh doanh thương mại, những tranh chấp về lao động thuột thẩm quyền giải quyết của tòa án. Thủ tục tố tụng hành chính được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hành chính. Theo trình tự thì thủ tục tố tụng phân thành các giai đoạn:
Đối với các vụ án hình sự có: Thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
Đối với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động thì có thủ tục khởi kiện, thụ lí, lập hồ sơ, xét xử, thi hành án.
Các văn bản pháp luật tố tụng bên cạnh việc quy định về các điểm khác biệt của mỗi thủ tục tố tụng, luôn quy định về các vấn đề chung của các vụ án như: Thẩm quyền xét xử của tòa án, nguyên tắc xét xử, thành phần của hội đồng xét xử, những người tham gia tố tụng và quyền, nghĩa vụ của họ, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn.
3. Một số thủ tục tố tụng tiêu biểu
3.1 Thủ tục tố tụng hình sự
Thủ tục tố tụng hình sự bao gồm: trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Trong đó:
- Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp.
- Người tiến hành tố tụng bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.
- Người tham gia tố tụng bao gồm: Người bị tạm giữ, Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người bào chữa, người giám định, người phiên dịch, người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự.
Khi xác định có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành điều tra vụ án. Sau khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; Trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với những vụ án Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án bằng Bản cáo trạng, thẩm quyền xét xử theo vụ việc của Tòa án được xác định như sau:
- Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:
+ Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
+ Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạn phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây: Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày. Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
3.2 Thủ tục tố tụng dân sự
Cũng giống như các ngành luật tố tụng khác, tố tụng dân sự cũng là trình tự giải quyết cho một vụ việc dân sự do pháp luật quy định. Đó là quá trình mà Toà án áp dụng pháp luật dân sự để thụ lý và giải quyết. Qúa trình này sẽ chính thức bắt đầu kể từ thời điểm vụ việc được thụ lý. Đồng thời kết thúc khi vụ việc đó được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực. Trình tự này bao gồm trình tự giải quyết vụ án dân sự và giải quyết việc dân sự.
Trình tự giải quyết vụ án dân sự:
Đối với nội dung này thì trình tự giải quyết được xác định bao gồm:
- Thủ tục sơ thẩm: thủ tục thông thường hoặc thủ tục ngắn gọn
- Thủ tục phúc thẩm: thủ tục thông thường hoặc thủ tục ngắn gọn
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật.
So với việc dân sự thì trình tự giải quyết vụ án dân sự sẽ tương đối mất thời gian hơn. Bởi trường hợp này phát sinh khi các bên xảy ra tranh chấp. Do vậy mà cần trải qua nhiều giai đoạn và thủ tục để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Trình tự giải quyết việc dân sự:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa việc và vụ án dân sự chính là những tranh chấp phát sinh. Đối với những việc dân sự thì quan hệ dân sự phát sinh mà không xuất phát từ bất kỳ tranh chấp nào. Do vậy mà dù có sự tương đồng về trình tự giải quyết thì trình tự này không được quy định thêm về các thủ tục rút gọn. Vì vậy mà quá trình giải quyết tương đối ngắn gọn mà không mất quá nhiều thời gian.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng của quy định của pháp luật. Trong đó cụ thể nhất và quan trọng nhất là Bộ luật TTDS 2015 hiện hành. Bên cạnh đó còn là các văn bản pháp luật có trách nhiệm hướng dẫn thi hành. Bộ luật TTDS 2015 là nền tảng cho toàn bộ quy trình tố tụng dân sự trong các trường hợp. Từng bước trong giai đoạn này đều chịu sự điều chỉnh của các quy định trong Bộ luật. Văn bản này được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự trên lãnh thổ. Tất nhiên hiệu lực áp dụng cũng bao gồm phần đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Ngoài ra các hoạt động tố tụng do cơ quan đại diện Việt Nam tiến hành ở nước ngoài cũng được áp dụng theo Bộ luật này.
Văn bản này đồng thời quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự. Từ trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự và việc dân sự. Ngoài ra các vấn đề có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật cũng được quy định cụ thể.
3.3 Thủ tục tố tụng hành chính
Pháp luật Việt Nam sẽ cân chỉnh các quy trình tố tụng thành ba hình thức chính. Đó là tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Nếu tố tụng hình sự và tố tụng dân sự thường xuyên được nhắc tới thì tố tụng hành chính vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Cũng giống như hình sự hay dân sự thì hành chính cũng có văn bản ban hành cụ thể được gọi là Luật tố tụng hành chính.
Hành chính, tố tụng hành chính và Luật tố tụng hành chính dù có tên gọi gần giống nhau nhưng thực chất lại không hề đồng nhất với nhau. Mỗi thuật ngữ sẽ đại diện cho một phạm trù pháp lý và có cách thức áp dụng đặc thù. Do đó cần có sự phân biệt cụ thể để tránh việc nhầm lẫn trong quá trình áp dụng.
Hành chính là gì?
Thuật ngữ này có phạm vi rộng lớn hơn so với tố tụng hành chính và Luật tố tụng hành chính. Mặc dù chưa được định nghĩa cụ thể nhưng căn cứ vào những quy định có liên quan thì nội dung này liên quan nhiều đến cơ quan nhà nước. Hoạt động hành chính được biết đến là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền chủ yếu trong việc giải quyết các khiếu kiện của cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức. Việc khiếu nại này có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hoạt động hành chính và hoạt động tố tụng hành chính chính là thủ tục tại toà án trên nền tảng tố tụng hành chính giúp.
Tố tụng hành chính là gì?
Tố tụng hành chính được hiểu là một trình tự giải quyết cho một vụ án hành chính. Trình tự này đảm bảo theo quy định của pháp luật tại Toà án. Mục đích chính là nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức thuộc những cơ quan này.
Trình tự của thủ tục tố tụng hành chính sẽ bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể sẽ gồm có:
- Khởi kiện, thụ lí vụ án
- Chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm
- Xét xử phúc thẩm
- Xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm
- Thi hành bản án, quyết định của Toà án
Nội dung cơ bản của Luật tố tụng hành chính:
Văn bản hiện hành đang có giá trị pháp lý điều chỉnh trong phạm vi này chính là Luật tố tụng hành chính 2015. Đây sẽ là tiền đề cho quá trình giải quyết các vụ án hành chính. Từng quy định trong văn bản này sẽ trực tiếp điều chỉnh các hoạt động có liên quan. Về cơ bản, Luật này sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính;
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
- Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.
Không đơn thuần là một văn bản chứa đựng các quy định có liên quan đến lĩnh vực. Ý nghĩa của Luật này cũng đã được thể hiện rõ nét thông qua từng quy định. Luật tố tụng hành chính có vai trò đặc biệt được thể hiện ngay tại Điều 1 của văn bản này. Theo đó Luật TTHC góp phần:
- Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
- Bảo đảm tính ổn định, thông suốt và hiệu lực của nền hành chính quốc gia.
4. Luật Thủ tục tố tụng tham khảo
Luật
- Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi hành án dân sự số 64/2014/QH13
- Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13
Thông tư
- Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP về thực hiện của luật tố tụng hình sự
- Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân
- Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG quy định về trình tự, thủ tục phối hợp giữa Tòa án nhân dân và Cơ quan đại diện nước Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài
- Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết
- Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP về thi hành một số quy định bộ luật tố tụng dân sự
- Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP về giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ
- Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự do Quốc hội ban hành
- Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành
- Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Nghị quyết 60/2011/QH12 về thi hành Luật Tố tụng dân sự sửa đổi do Quốc hội ban hành
- Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
...
Trên đây là các thông tin về Luật Thủ tục tố tụng được eLib chia sẽ mà bạn cần hiểu và nắm rõ. Ngoài ra, còn giới thiệu đến bạn các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật về Thủ tục tố tụng mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo!
Tham khảo thêm
- pdf
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
- doc
Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP
- doc
Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐTP
- doc
Thông tư số 46/2019/TT-BCA
- doc
Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP
- doc
Luật tố tụng dân sự
- doc
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi hành án dân sự
- doc
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự