Luật Văn hóa - Xã hội

Mời các bạn cùng tham khảo chuyên mục Luật Văn hóa - Xã hội nhằm cung cấp đến bạn các văn bản pháp luật trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội giúp bạn nắm bắt thông tin theo quy định của nhà nước một cách nhanh nhất.

1. Tổng quan về Văn hóa

1.1 Văn hóa là gì?

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người.

Do vậy, khi nhắc đến văn hóa là nhắc đến nhiều khía cạnh như ngô ngữ, tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo…của một dân tộc. Ngoài ra văn hóa còn được thể hiện thông qua những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ghi đậm dấu ấn của dân tộc.

Như vậy, có thể hiểu được một cách chung nhất thì văn hóa là những giá trị do một cộng đồng người dân sáng tạo ra với mục đích ban đầu là nhằm phục vụ cho những nhu cầu và lợi ích của chính mình.

Văn hóa hóa bao gồm những giá trị đã được hình thành và duy trì trong một khoảng thời gian rất dài, có tính kế thừa từ thế hệ này sang hế hệ khác.

1.2 Đặc điểm và vai trò của văn hóa

Đặc điểm và các chức năng của văn hóa:

- Văn hóa mang tính hệ thống

- Văn hóa mang tính giá trị của cả một dân tộc

- Văn hóa mang tính nhân sinh sâu sắc

- Văn hóa mang tính lịch sử

Vai trò của văn hóa:

Do văn hóa là một phạm trù lớn bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội nên nó cũng mang trong mình nhiều vai trò to lớn, cụ thể như:

- Văn hóa góp phần làm ổn định tình trạng xã hội, do văn hóa là những thứ đã tồn tại trong một thời gian dài, đi sâu vào trong nhận thức của từng người dân, do vậy mọi hành vi của người dân đều chịu sự điều chỉnh bởi một khuôn khổ tập quán, đạo đức của dân tộc.

Chính vì vậy mà văn hóa đã góp phần làm cải thiện các mối quan hệ trong xã hội, đem lại chất lượng sống tốt hơn cho người dân về cả mặt vật chất và tinh thần.

- Văn hóa được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Điều này đã đem lại được những giá trị lợi ích về tinh thần và vật chất cho con người. Tạo dựng lên những nét đẹp truyền thống mang đậm dấu ấn của dân tộc Việt Nam.

-  Là một trong những tư liệu để minh chứng cho lịch sử huy hoàng của dân tộc. Do quá trình hình thành dài, chứa đựng toàn bộ những thăng trầm của cả một đất nước nên thông qua những nét văn hóa đó mà thế hệ sau có thể cảm nhận được những truyền thống văn hóa của ông cha ta.

- Văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp và thể hiện được là cầu nối gắn kết giữa con người với con người, gắn kết thế hệ trước với thế hệ sau.

- Văn hóa còn có chức năng giáo dục, đây được coi là một trong những chức năng quan trong nhất của văn hóa, giúp cho thế hệ sau thấu hiểu về lịch sử dân tộc, đảm bảo được sự lưu giữ và ngày càng phát triển.

- Văn hóa góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Do văn hóa thể hiện cho nét đẹp của một đất nước, là một trong những yếu tố thu hút được bạn bè du khách quốc tế đến tham quan và khám phá văn hóa Việt Nam.

1.3 Giá trị văn hóa và các loại hình văn hóa

Giá trị văn hóa:

Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử chống giặc ngoại sâm giành độc lập dân tộc hết sức đặc biệt từ đó văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam có những giá trị, phẩm chất độc đáo.

Ðó là tinh thần nồng nàn yêu nước và nhân văn, anh hùng trong chiến đấu, nhưng tinh tế trong ứng xử; đó là sáng tạo trong lao động, nhưng giản dị trong lối sống; đó là tinh thần đoàn kết cộng đồng, là lòng khoan dung, cởi mở, giàu năng lực tiếp biến…

Đó là biểu hiện cũng giá trị văn hoá, chính những giá trị văn hóa ấy đã gắn kết các cá nhân thành cộng đồng, cùng chung tay dựng xây đất nước, cùng ra sức bảo vệ non sông, cùng chia sẻ những nỗi đau trong thiên tai, địch họa, cùng khát vọng về một đất nước hoà bình, độc lập dân tộc…

Cho đến hiện tại, thời kỳ hoà bình trở lại, đất nước không còn ngoại xâm, không còn chiến tranh thì Văn hóa không chỉ giới hạn tầm vóc trong chiều sâu những phẩm giá tinh thần mà nó còn là nguồn lực trực tiếp cho sự phát triển đất nước.

Văn hóa vẫn là một lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, sự vững chắc của mỗi cộng đồng và rộng hơn là sự phát triển của mỗi quốc gia.Nét đẹp, giá trị văn hoá bao đời vẫn còn mãi, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và hướng con người, xã hội loài người theo các giá trị Chân – Thiện – Mỹ.

Tuy nhiên không thể kể đến một số tác động của xu thế công nghiệp hóa và Hậu hiện đại hóa, Tác động của toàn cầu hóa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm ảnh hưởng đến giá trị của văn hoá Việt Nam hiện tại.

Và để hạn chế việc ảnh hưởng đến giá trị văn hoá thì nhà nước Đảng ta cần có những biện pháp để Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam  đáp ứng được yêu cầu xây dựng đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.

Muốn vậy thì khi Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam phải chú ý tới vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại bằng việc những giá trị văn hóa truyền thống cần duy trì, kế thừa và phát huy, những cái sai trái, lệnh lạc cần nghiêm túc phê bình.

Các loại hình văn hóa ở nước ta hiện nay

Có 4 nét văn hoá đặc trưng đó là văn hoá cộng đồng, Văn hoá vùng lãnh thổ, Văn hoá sinh thái, văn hoá cá nhân.

Với văn hoá cộng đồng phải kể đến các nét văn hoá nhỏ trong cộng đồng như: văn hoá tộc người, văn hoá quốc gia Việt Nam, văn hoá làng, Văn hoá gia đình, gia tộc và dòng họ, Văn hoá tôn giáo tín ngưỡng, Văn hoá nghề nghiệp.

Truyền thống của Việt nam ta luôn trong một mối quan hệ đoàn kết, nhất là mối quan đệ Gia đình – gia tộc – dòng họ là các hình thức cộng đồng cùng huyết thống, một kiểu tập hợp, liên kết sớm nhất của con người.

Gia phong, gia tộc, gia đình giữ vai trò quan trọng tạo dựng văn hoá và nhân cách của con người, đó là:

- Góp phần tạo dựng và củng cố ý thức cộng đồng, từ cộng đồng gia tộc, dòng họ đến cộng đồng làng xã, dân tộc và quốc gia…, từ đó giáo dục và nâng cao chủ nghĩa yêu nước, là môi trường tốt rèn luyện, sản sinh ra những con người kiên cường chiến đấu, sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do, cho nghĩa lớn của dân tộc.

- Góp phần xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc thế kỉ XX…

- Là môi trường giáo dục con người, môi trường để nhập thân văn hoá, trao truyền văn hoá từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ở đó con người được học tập, trau dồi ngôn ngữ, trí tuệ, kinh nghiệm sản xuất, ứng xử xã hội, ý thức văn hoá, ý thức cội nguồn…

Song loại hình văn hoá gia đình- dòng họ bên cạnh những nét tích cực đáng ghi nhận thì cũng thể hiện những hạn chế, tiêu cực, như tư tưởng phe cánh, bè phái; chế độ mẫu hệ,  lợi dụng tâm linh, tín ngưỡng để mưu cầu lợi ích riêng, gây phiền hà, tốn kém; tư tưởng gia trưởng, tôn ti trên dưới, chèn ép, cản trở tự do cá nhân…

2. Tổng quan về Xã hội

2.1 Xã hội là gì?

Xã hội là một thực thể tồn tại quanh ta, chứa đựng từng cá nhân trong xã hội, những mối quan hệ xã hội, những vấn đề xoay quanh, tác động trong đời sống của con người.

Xã hội gắn liền với sự ra đời của loài người, tiến hóa qua nhiều các cấp bậc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạ. Ví dụ như xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa,…

Xã hội với từng khu vực khác nhau trên thế giới có tiến trình phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung đến thời điểm hiện tại, tất cả đều đang hướng tới một xã hội văn minh, dân chủ, vì lợi ích của con người.

Xã hội và con người là hai mối tương quan, quan hệ mật thiết với nhau, có con người mới có xã hội, xã hội tồn tại và phát triển theo sự tồn tại và phát triển của loài người.

Xã hội là gì được thể hiện qua những yếu tố hằng ngày như mối quan hệ người với người trong xã hội, yếu tố thời tiết khí hậu, giáo dục, đào tạo, lao động…

2.2 Cơ cấu xã hội

Cơ cấu xã hội là những mô hình trong mối quan hệ xã hội như vị thế xã hội, cộng đồng xã hội, nhóm xã hội, vai trò của xã hội trong đời sống con người.

Cơ cấu xã hội được thể hiện qua những cách phân loại sau:

Cơ cấu xã hội giai cấp:

Trong xã hội sẽ có sự phân chia các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội, các giai cấp này sẽ có vị thế khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ, vai trò khác nhau trong xã hội.

Xã hội không có sự phân chia giai cấp là một xã hội đạt đến độ văn minh, tiên tiến, là một xã hội chủ nghĩa, mà ở đó tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau về mọi mặt.

Cơ cấu xã hội dân tộc:

Tại một phạm vi xã hội nhất định, chắc chắn sẽ có tồn tại những dân tộc, tộc người khác nhau, có sự đồng điệu, khác biệt về văn hóa, lối sống.

Ví dụ tại Việt Nam là một xã hội trong đó tồn tại, sinh sống của 54 dân tộc khác nhau.

Cơ cấu xã hội dân số:

Tùy thuộc vào từng vùng lãnh thổ mà cơ cấu xã hội dân số khác nhau, có xã hội có cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ, cơ cấu dân số phát triển.

Mật độ cơ cấu xã hội dân số các vùng cũng khác nhau, vùng tập trung vô cùng đông đúc, vùng thưa thớt, thông thường mật độ dân số trong xã hội sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khu vực.

2.3 Các vấn đề xã hội 

Các vấn đề xã hội là những vấn đề liên quan đến con người trong xã hội, trong đó có vấn đề tác động đến mối quan hệ con người, sự phát triển của con người.

Vấn đề xã hội có thể được hiểu theo nghĩa bao gồm những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của con người theo hướng tích cực hay hướng tiêu cực.

Nhưng thông thường khi nhắc đến vấn đề xã hội chúng ta thường nghĩ đến những vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và tồn tại của con người.

Điển hình như xã hội Việt Nam hiện nay những vấn đề xã hội nóng hổi, đang tồn tại và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người như: vấn đề thay đổi khí hậu, ùn tắc giao thông, giáo dục, tham nhũng,…

Từ thực trạng tác động, ảnh hưởng trong đời sống xã hội mà mỗi nhà nước cần có những biện pháp khác nhau để khắc phục, cải thiện giúp cho xã hội loài người ngày càng tiên tiến, phát triển hơn.

3. Một số văn bản pháp luật Văn hóa - Xã hội tiêu biểu

Quyết định

  • Quyết định 1277/QĐ-LĐTBXH năm 2009 về việc hỗ trợ đột xuất cho trẻ em vùng bị thiên tai do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
  • Quyết định 1588/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1262/QĐ-LĐTBXH năm 2009 về việc cho phép chuẩn bị đầu tư Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
  • Quyết định 3472/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch Tổ chức Liên hoan Hợp xướng "Những bài ca dâng Đảng" kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
  • Quyết định 1258/QĐ-LĐTBXH năm 2009 phê duyệt điều chỉnh nội dung văn kiện dự án và phê duyệt kế hoạch tổng thể của dự án hỗ trợ trẻ em lang thang (pha 2) do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
  • Quyết định 1253/QĐ-LĐTBXH năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Dung Quất do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
  • Quyết định 120/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 2250/QĐ-BTP năm 2009 về việc tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến về thực hiện Luật thi hành án dân sự, nghị định của Chính phủ về củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
  • Quyết định 1560/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ổn định dân di cư tự do tại các địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 2378/QĐ-BTC về xuất gạo dự trữ quốc gia cho thành phố Đà Nẵng tạm ứng để cứu đói cho dân ứng phó cơn bão số 9 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Quyết định 2379/QĐ-BTC về xuất gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Nghệ An cứu đói do dịch bệnh hại lúa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Nghị Định

  • Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa
  • Nghị định số 71/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Chính phủ ban hành
  • Nghị định thư số 73/2005/LPQT về việc triển khai hiệp định hợp tác trong lĩnh vực du lịch ký ngày 17/01/1996 giữa chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam và chính phủ nước cộng hoà pháp
  • Nghị định số 76/2008/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đặc xá do chính phủ ban hành
  • Nghị định số 78/2008/NĐ-CP về việc quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật do chính phủ ban hành
  • Nghị định số 89/2008/NĐ-CP về việc hướng dần thi hành pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng do chính phủ ban hành
  • Nghị định số 08/2009/NĐ-CPvề việc quy định chi tiết và hướng dần thi hành một số điều của luật phòng, chống bạo lực gia đình do chính phủ ban hành
  • Nghị định số 105/2008/NĐ-CP về việc quy định mức trợ cẤp, phụ cẤp ưu đãi đối với người có công với cách mạng do chính phủ ban hành
  • Nghị định số 08/2009/NĐ-CPvề việc quy định chi tiết và hướng dần thi hành một số điều của luật phòng, chống bạo lực gia đình do chính phủ ban hành

Nghị quyết

  • Nghị quyết 15/NQ-CP việc ký thỏa thuận đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai sửa đổi
  • Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới
  • Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
  • Nghị quyết 88/2019/QH14 phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2021-2030
  • Nghị quyết 25-NQ/TW về công tác dân vận trong tình hình mới
  • Nghị quyết 85/2019/QH14 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020
  • Nghị quyết 06a/NQ-TLĐ về đổi mới nội dung, phương thức của công đoàn cơ sở
  • Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
  • Nghị quyết 76/2014/QH13 về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020
  • Nghị quyết 120/2020/QH14 về đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

....

Trên đây là các thông tin về Luật Văn hóa - Xã hội, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định về Văn hóa - Xã hội mà bạn cần hiểu và nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn giới thiệu đến bạn các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật về Văn hóa - Xã hội mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM