Tiểu luận Công nghệ thông tin
Mục lục nội dung
1. Tiểu luận Công nghệ thông tin là gì?
Tiểu luận Công nghệ thông tin (CNTT) là một bài viết ngắn để trình bày quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về một chủ đề nào đó mà tác giả quan tâm. Một bài tiểu luận hoàn chỉnh phải nêu lên được vấn đề, phân tích và trình bày vấn đề cần bàn luận hay nêu lên ý kiến quan điểm của người viết bài tiểu luận đó.
Một tiểu luận Công nghệ thông tin khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo…
2. Yêu cầu chung khi trình bày tiểu luận Công nghệ thông tin
Yêu cầu về nội dung bài tiểu luận Công nghệ thông tin: Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào đó. Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.
Yêu cầu về bố cục bài tiểu luận Công nghệ thông tin
Tiểu luận cần được soạn thảo bằng máy tính, trình bày đúng theo quy cách với các điểm chính sau đây:
- Tiểu luận được làm trên khổ giấy A4.
- In kiểu chữ Times, cỡ chữ 13, nên in 1 mặt.
- Số dòng in trong một trang là 26-27 dòng (dãn cách dòng 1,5 lines).
Không nên lạm dụng các tính năng trình bày của máy tính, chỉ nên trình bày rõ ràng, sáng sủa. Tiểu luận Công nghệ thông tin cần được viết với văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp. Muốn vậy, sau khi hoàn thành xong về nội dung, trước khi in, cần phải đọc lại và sửa chữa kỹ lưỡng về chính tả, ngữ pháp, câu văn và cách trình bày trang in.
Về hình thức, bố cục bài tiểu luận Công nghệ thông tin bao gồm các thành phần chính sau:
- Bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp
- Trang bìa: Là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường
- Lời cảm ơn (nếu cần)
- Mục lục
- Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau (xem mục II.3).
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu cần)
Yêu cầu về phương pháp: Viết tiểu luận là tập nghiên cứu khoa học, tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy cần phải xác định rõ phương pháp thực hiện tiểu luận bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, trong đó phương pháp sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản.
3. Cách trình bày tiểu luận Công nghệ thông tin
Tiểu luận trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng (portrait).
Định dạng lề: bottom, top: 2.0→2,5 cm, right: 2,0 cm, left: 3.0→3,5 cm.
Fon chữ: Times new Roman.
Bảng mã: Unicode. - Cỡ chữ (phần nội dung): 12.
Cách dòng: 1.2-1.3 lines.
Độ dài luận văn: tối đa 50 trang (không tính phụ lục).
Độ dài của một bài tiểu luận: tối đa 30 trang (không tính phụ lục).
Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.
Đánh số trang.
Sử dụng tiêu đề trên (heater) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.
Luôn luôn giữ một bản copy cho những bài tiểu luận của bạn. Giữ cả file và bản in
4. Các bước viết tiểu luận Công nghệ thông tin
Sau khi xác định được các yêu cầu của tiểu luận Công nghệ thông tin, cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc. Tức là phải xác định các bước thực hiện tiểu luận. Kết quả của việc này là một bản kế hoạch thực hiện tiểu luận được giáo viên hướng dẫn chấp thuận.
Phần này trình bày các bước chính để thực hiện một tiểu luận, bao gồm các bước:
- Xác định đề tài
- Tập hợp thông tin
- Lập đề cương
- Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu
- Hoàn thiện tiểu luận
4.1. Xác định đề tài Công nghệ thông tin
Trước tiên cần tìm kiếm và lựa chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể do người hướng dẫn nêu ra nhưng cũng có khi sinh viên phải tự tìm kiếm. Có thể tìm kiếm đề tài trong chương trình học hoặc trong thực tiễn liên quan tới ngành hoặc môn học.
Cần phải xác định rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài như giới hạn về nội dung, về mức độ nghiên cứu, đối với một số ngành còn phải giới hạn về thời gian, không gian của sự kiện, điều kiện thực hiện…. Vì thời gian viết tiểu luận có hạn nên cần chọn những đề tài vừa sức và phải đưa ra những giới hạn phù hợp, đừng nên chọn những đề tài quá khó, quá rộng.
Khi trình bày với giáo viên hướng dẫn, cần phải nói rõ nội dung đề tài, lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là tên đề tài (tên đề tài ngắn gọn, chính xác với nội dung và giới hạn của đề tài).
4.2 Tập hợp thông tin về Công nghệ thông tin
Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu của tiểu luận, cần phải tập hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, ví dụ như:
- Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học… được lưu trữ trong các thư viện hoặc trên Internet.
- Các kết quả có được từ các thí nghiệm, thực nghiệm, thực địa, thực tập, điều tra,…v.v
- Kết quả của việc tập hợp thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả hoặc tên tài liệu…
4.3 Lập đề cương
Đề cương là cái khung của tiểu luận. Đề cương là các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra. Ở bước này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần, chương, mục; cách bố trí ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì. Tất nhiên đây chỉ là những dự kiến, sau này có thể còn thay đổi.
Nói chung, nội dung tiểu luận Công nghệ thông tin gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu: Trong phần này cần nêu rõ nội dung đề tài nghiên cứu, lý do và mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Phần thân:
Phần thân bài tiểu luận bao gồm nhiều phần nhỏ (chương) I, II, III…. Đây là nội dung chủ yếu của tiểu luận, thuộc chuyên môn ngành học. Mỗi phần nhỏ có thể gồm nhiều mục, thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu trong đề tài, các kết quả trong quá trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá…
Phần thân bài có thể được viết nhiều lần, sửa chữa, bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu. Đây là phần chủ yếu thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện tiểu luận cũng như cần nhiều kỹ năng nhất trong cách làm bài tiểu luận.
Phần kết luận: Trong phần này cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các kết quả nghiên cứu. Nêu lên được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, Nêu ra những vấn đề chưa giải quyết được và hướng phát triển của đề tài.
4.4 Giải quyết nội dung nghiên cứu
Đây là bước chiếm nhiều công sức nhất trong quá trình viết tiểu luận. Người thực hiện tiểu luận cần phải tiến hành:
- Nghiên cứu
- Làm thí nghiệm
- Thực nghiệm
- Điều tra
- Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá, … cho từng mục trong tiểu luận. Sau đó viết những kết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận.
Trước hết nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin, những kết quả có được, những ý tưởng đã có cho đề tài cho dù còn lộn xộn, chưa chắc chắn. Trong các bước tiếp theo sẽ sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại.
4.5 Hoàn thiện cấu trúc bài tiểu luận Công nghệ thông tin
Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc lại và hoàn thiện tiểu luận. Chính trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Với máy tính, ta có thể thêm, bớt, xóa, sửa văn bản tiểu luận một cách hết sức tự do, có thể chèn các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, công thức, … rất tiện lợi.
Trong bước này, cần phải: Điều chỉnh nội dung và bố cục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu, đồng thời khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng. Lược bỏ những phần, những ý chưa thật chắc chắn hoặc quá lan man.
Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ý tứ sao cho tiểu luận được trình bày một cách chính xác, dễ hiểu và trong sáng.
Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh…. Nhập Danh mục tài liệu tham khảo.
Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận như các tiêu đề, chú thích, tham chiếu, …. Tạo các phần cần thiết cho văn bản tiểu luận như : Trang bìa, Mục lục, Header/Footer,…
5. Cấu trúc bài tiểu luận Công nghệ thông tin hoàn chỉnh
5.1. Phần mở đầu Công nghệ thông tin
Lý do chọn đề tài
- Lý do lí luận: khái quát tính chất, tầm quan trọng của vấn đề (đối tượng) nghiên cứu trong đề tài;
- Lý do thực tiễn: khái quát những yếu kém, bất cập trong thực tiễn so với vị trí, yêu cầu nêu trên.
Lý do chọn đề tài tuy không phải là phần nội dung quá quan trọng trong cách làm bài tiểu luận nhưng cũng góp phần thể hiện sự hiểu biết và định hướng của đề tài mà bạn lựa chọn.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là cơ sở để đề ra nhiệm vụ nghiên cứu, thường thể hiện 2 vấn đề cơ bản sau:
- Mô tả và phân tích thực trạng;
- Đề xuất biện pháp.
Đối tượng nghiên cứu
Là tiêu điểm mà đề tài cần tập trung giải quyết. Đối tượng nghiên cứu của một đề tài có thể là thực trạng, biện pháp, giải pháp, v.v.
Phạm vi nghiên cứu
Là sự xác định (khu biệt, giới hạn, cụ thể hoá) đối tượng nghiên cứu của đề tài. Sự xác định phạm vi nghiên cứu thường thể hiện ở các mặt: không gian – nội dung; thời gian.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận liên quan tới đề tài;
- Mô tả thực trạng;
- Phân tích, đánh giá thực trạng;
- Đề xuất biện pháp, khuyến nghị.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện nhiệm vụ đề tài. Tổng kết quả của các phương pháp nghiên cứu khoa học phải đủ thực hiện tổng nhiệm vụ đề tài.
Mỗi phương pháp nghiên cứu nên phân tích thành:
- Mục đích của phương pháp: nhằm thực hiện nhiệm vụ gì của đề tài
- Đối tượng của phương pháp: được chứa đựng ở khách thể nghiên cứu của cơ sở nghiên cứu (cần phân biệt đối tượng của phương pháp nghiên cứu với đối tượng của đề tài)
- Nội dung phương pháp (kĩ thuật sử dụng phương pháp): nên đưa vào phụ lục (thường sử dụng cho phương pháp điều tra, phỏng vấn)
5.2. Phần thân tiểu luận
Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu: Mô tả, phân tích thực trạng vấn đề cần trình bày/ Đánh giá mối liên hệ, tác động của vấn đề nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
5.3. Phần kết luận, kiến nghị
Tóm tắt vấn đề nghiên cứu
Đánh giá quá trình nghiên cứu
Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
6. Một số đề tài tiểu luận Công nghệ thông tin tham khảo
Kỹ thuật máy tính
- Các nguyên lý sáng tạo và phương thức vận dụng giải quyết các bài toán trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Mô tả về phần mềm quản lý bãi gửi xe thông minh
- Quản trị dự án phần mềm quản lý nhân sự
- Nghiên cứu và xây dựng phương pháp chống tấn công tràn stack
- Các nguyên lý sáng tạo và phương thức vận dụng giải quyết các bài toán trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Tìm hiểu hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin của Công ty cổ phần nhựa Hà Nội
Khoa học máy tính
- Hệ điều hành MS - DOS
- Tìm hiểu ứng dụng phương pháp lọc Canny để phát hiện và tách biên cạnh,đánh giá thực nghiệm hiệu quả của lọc Canny so với lọc Sobel
- Kiến trúc máy tính và mạng truyền thông công nghiệp
- Tìm hiểu giải thuật di truyền
- Nhận dạng kí tự viết tay tiếng Việt
Mạng và Hệ thống
- Tìm hiểu giao thức điều khiển truy nhập CSMA/CA trong mạng LAN không dây
- Thiết kế hệ thống mạng cho một công ty
Công nghệ phần mềm
- Nghiên cứu, tìm hiểu công cụ lưu trữ mã nguồn online
- Dự án phần mềm quản lý khách sạn
- Quản lý dự án xây dựng phần mềm quản lý bảo hiểm
- Xây dựng hệ thống điểm danh bằng khuôn mặt
Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản về cách trình bày nội dung, cấu trúc của một bài tiểu luận luận chuẩn form quy định, đồng thời eLib còn chia sẻ đến bạn một số đề tài tiểu luận Công nghệ thông tin được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Bên cạnh đó, eLib cũng chia sẻ đến bạn các bài tiểu luận Công nghệ thông tin mẫu với hi vọng cung cấp cho bạn thêm nhiều tư liệu học tập bổ ích, mời các bạn cùng tham khảo.
Tham khảo thêm
- pdf
Xây dựng hệ thống điểm danh bằng khuôn mặt
- pdf
Thiết kế hệ thống mạng cho một công ty
- pdf
Hệ điều hành MS - DOS
- pdf
Các nguyên lý sáng tạo và phương thức vận dụng giải quyết các bài toán trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- pdf
Tìm hiểu giao thức điều khiển truy nhập CSMA/CA trong mạng LAN không dây
- pdf
Kiến trúc máy tính và mạng truyền thông công nghiệp
- pdf
Website giới thiệu sách qua mạng
- pdf
Tìm hiểu giải thuật di truyền
- pdf
Nhận dạng kí tự viết tay tiếng Việt
- pdf
Tìm hiểu ứng dụng phương pháp lọc Canny để phát hiện và tách biên cạnh,đánh giá thực nghiệm hiệu quả của lọc Canny so với lọc Sobel