10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 có đáp án

Mời các em cùng tham khảo Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án năm 2020 đã được eLib tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những đề kiểm tra dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức của bộ môn Ngữ văn đã học trong chương trình HK1. Chúc các em học thật tốt!

10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 có đáp án

1. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 1

TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1: Văn bản “Mẹ tôi” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự    

B. Biểu cảm    

C. Nghị luận    

D. Miêu tả

Câu 2: Bốn bài ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” em đã học được làm theo thể nào?

A. Lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt    

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt    

D. Thất ngôn bát cú

Câu 3: Bài thơ “Phò giá về kinh” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Sau khi Trần Quang Khải thắng giặc Nguyên Mông trên bến Chương Dương, Hàm Tử.

B. Lí Thường Kiệt chiến thắng giặc Tống trên bến sông Như Nguyệt .

C. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

Câu 4: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gửi với mọi người điều gì?

A. Tổ ấm gia đình là quý giá, mọi người hãy cố gắng giữ gìn,bảo vệ.

B. Bố mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái.

C. Kể lại việc hai anh em Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau vì cha mẹ li hôn.

D. Nêu lên tâm trạng buồn khổ của hai anh em Thành và Thuỷ khi sắp phải chia tay nhau.

Câu 5: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “Qua đèo ngang” là tâm trạng như thế nào?

A. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.

B. Yêu say trước vẻ đẹp của quê hương đất nước.

C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.

D. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.

Câu 6: Cảnh tượng buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra là cảnh tượng như thế nào?

A. Êm ả và thanh bình

B. Cô đơn buồn bả

C. Hùng vĩ và tươi tắn   

D. Ảm đảm và đìu hiu

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm): Chép chính xác 3 câu tiếp theo của bài ca dao và nêu cảm nhận của em về bài ca dao đó:

Công cha như núi ngất trời

………………………………

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2. A

3. A

4. A

5. C

6. A

II. TỰ LUẬN

- Chép đúng 3 câu còn lại của bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”.

- Nêu được nét chính về nội dung và nghệ thuật thông qua một số ý sau:

+ Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái:

  • So sánh công cha với núi, nghĩa mẹ với nước - vừa cụ thể vừa trừu tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao không thể đo đếm được.
  • Sử dụng phép đối: Công cha – Nghĩa mẹ; Núi ngất trời - nước biển Đông => Tạo cách nói truyến thống khi ca ngợi công lao cha mẹ trong ca dao.

+ Hai câu sau: Lời nhắn nhủ ân tình thiết tha về đạo làm con:

  • “Cù lao chín chữ” là thành ngữ Hán Việt -> tượng trưng cho công lao cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề.
  • Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ.

2. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 2

                                     TRƯỜNG THCS SÀO NAM                                         

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1: Xác định tác giả văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.

A. Lí Lan    

B. Thạch Lam   

C. Khánh Hoài   

D. Xuân Quỳnh

Câu 2: Đọc câu ca dao sau đây:

“Anh em như chân với tay

Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần”

Hãy xác định nghệ thuật gì được sử dụng trong câu ca dao trên:

A. Điệp ngữ

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 3: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được gọi là gì?

A. Là khúc ca khải hoàn.

B. Là hồi kèn xung trận.

C. Là áng thiên cổ hùng văn.

D. Là bản tuyên ngôn độc lập.

Câu 4: Thể thơ của bài thơ “Bánh trôi nước” giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:

A. Côn Sơn ca    

B. Thiên Trường vãn vọng

C. Tụng già hoàn kinh sư    

D. Sau phút chia li

Câu 5: Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

A. Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội,người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn dẹp quang đãng và trang trí tươi vui.

B. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ.

C. Các quan chức nhân dịp ngày khai giảng để xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh.

D. Ngày khai trường quang cảnh nhộn nhịp, không khí tươi vui, cổng trường rộng mở chào đón học sinh bước vào năm học mới.

Câu 6: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ Đỗ Phủ?

A. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian.

B. Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.

C. Gió mưa chẳng núng,vững vàng như thạch bàn.

D. Riêng lều ta nát,chịu chết rét cũng được.

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? Bài thơ có hai lớp nghĩa là gì? Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ?

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

1. C

2. D

3. D

4. B

5. A

6. A

II. TỰ LUẬN

- Bài thơ “Bánh trôi nước” gồm hai lớp nghĩa:

+ Nghĩa thứ nhất: Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín.

+ Nghĩa thứ hai: phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Trong hai nghĩa trên nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, đó cũng là mục đích ra đời của bài thơ đó là nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ: hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung.

3. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 3

TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (0.5 điểm):Thế nào là rút gọn câu?

Câu 2: (2.0 điểm): Hãy xác định câu rút gọn có trong mỗi đoạn trích sau và khôi phục lại thành phần được rút gọn trong câu tìm được.

a. Con cá trả lời: Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

b. Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

Câu 3: (0.5 điểm): Thế nào là câu đặc biệt?

Câu 4: (2.5 điểm): Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau:

a. Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

b. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

c. Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

Câu 5 (2.5 điểm): Hãy tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a. Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không có gì thay thế được việc đọc sách.

b. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

c. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.

d. Hôm nay, anh làm gì thế?

- Tôi đọc báo hôm qua.

Câu 6: (2.0 điểm): Hãy viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và trạng ngữ.

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.

Câu 2: Xác định câu rút gọn và khôi phục thành phần được rút gọn:

- Thôi đừng lo lắng -> Thôi ông lão đừng lo lắng.

- Cứ về đi -> Ông lão cứ về đi.

Câu 3: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

Câu 4: Xác định và nêu tác dụng câu đặc biệt:

a. Đêm -> Xác định thời gian diễn ra sự việc được nêu trong đoạn.

b. Mẹ ơi -> Gọi đáp.

c. Than ôi! -> Bộc lộ cảm xúc; Lo thay -> Bộc lộ cảm xúc; Nguy thay! -> Bộc lộ cảm xúc.

Câu 5: Trạng ngữ – ý nghĩa:

a. Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ. Trạng ngữ chỉ mục đích.

b. Từ xưa đến nay: Trạng ngữ chỉ thời gian; mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng: Trạng ngữ chỉ thời gian.

c. Trong khoang thuyền: Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

d. Hôm nay: Trạng ngữ chỉ thời gian.

Câu 6:

- Hình thức trình bày (chính tả, từ, ngữ, câu,…).

- Đúng hình thức đoạn văn.

- Có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và trạng ngữ.

4. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 4

TRƯỜNG THCS VIỆT LONG

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề: Hãy tả lại một người mà em yêu quý nhất trong gia đình mình. (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...).

-----Còn tiếp-----

5. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 5

TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU 

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1: Xác định tác giả văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê’’.

A. Lí Lan

B. Thạch Lam

C. Khánh Hoài

D. Xuân Quỳnh

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

6. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 6                           

TRƯỜNG THCS TÂY SƠN

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 45 phút

I. ĐỌC – HIỂU (2.0 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm): Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy kiểm tra; Văn bản “ Nam quốc sơn hà” thuộc thể thơ gì?

A. Tự do         

B. Thất ngôn tứ tuyệt          

C. Lục bát             

D. Song thất lục bát

Câu 2 (1.0 điểm): Chọn từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống:

“Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng hoang sơ, rộng lớn nơi Đèo Ngang đồng thời thể hiện tâm trạng nhớ nước …………, cùng nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả”.

A. thương nhà            

B. hoài niệm            

C. thương dân       

D. nhớ bạn

-----Còn tiếp-----

7. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 7

TRƯỜNG THCS GIANG BIÊN

Số câu: 5                                    

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020 – 2021

8. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 8

TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH

Số câu: 6                                              

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020 – 2021

9. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 9

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

Số câu: 7                                  

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020 – 2021

10. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 10

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

Số câu: 8                                                

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020 – 2021

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

  • Tham khảo thêm

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM