10 Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 có đáp án
eLib xin giới thiệu đến các em bộ đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8, được tổng hợp từ các trường THCS. Mời các em tham khảo 10 đề kiểm tra 15 phút dưới đây. Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 – Số 1
TRƯỜNG THCS MỸ TRUNG
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 HK1
NĂM: 2020 - 2021
KIỂM TRA: 15 PHÚT
Đề bài
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 1,0 điểm)
Câu 1. Theo em, khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu chia vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
A. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu
B. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu
C. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu
D. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu
Câu 2. Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng nối các vế trong câu ghép?
A. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân
B. Quan hệ từ chỉ điều kiện
C. Quan hệ từ chỉ cách thức
D. Quan hệ từ chỉ mục đích
E. Quan hệ từ chỉ sự nhượng bộ
Câu 3. Cho hai câu đơn: Mẹ đi làm. Em đi học. Trong các câu ghép được tạo thành sau đây, câu nào không hợp lí về mặt ý nghĩa?
A. Mẹ đi làm còn em đi học.
B. Mẹ đi làm nhưng em đi học.
C. Mẹ đi làm, em đi học.
D. Mẹ đi làm và em đi học.
Câu 4. Quan hệ nghĩa giữa hai vế trong câu ghép: Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. (Vũ Bằng) là quan hệ gì?
A. Đồng thời
B. Tương phản
C. Nối tiếp
D. Lựa chọn
Câu 5. Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Câu 6. Dòng nào sau đây nói đúng nhất định nghĩa về câu ghép?
A. Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên
B. Câu ghép là câu chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt, các kết cấu chủ vị còn lại được bao chứa trong kết cấu chủ vị nòng cốt
C. Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên, chúng bao chứa lẫn nhau
D. Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị được gọi là một vế câu
Câu 7. Các vế của câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
“Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.”
(Ai-ma-tốp, Hai cây phong)
A. Dấu phẩy
B. Cặp quan hệ từ
C. Tình thái từ
D. Cặp phó từ hô ứng
Câu 8. Dòng nào chỉ ra điểm giống nhau đầy đủ nhất trong những câu sau đây?
- U van Dần, u lạy Dần!
- Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
- Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
A. Đều là câu ghép
B. Đều là câu ghép có hai vế câu
C. Đều là câu ghép có hai vế câu không dùng từ nối
D. Đều là câu ghép có hai vế câu dùng từ nối
Câu 9. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Bắt đầu hắn chửi trời rồi hắn chửi đời.
B. Rồi hắn cúi xuống, tần ngần ngắm nghía.
C. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
Câu 10. Câu: Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” không phải là câu ghép, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
---Hết---
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HK1 SỐ 1
MÔN: NGỮ VĂN 8
1 – B, 2 – C, 3 – B, 4 - A, 5 – B, 6 – D, 7 – B, 8 – C, 9 –B.
2. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 – Số 2
TRƯỜNG THCS THANH BÌNH
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 HK1
NĂM: 2020 – 2021
KIỂM TRA: 15 PHÚT
Đề bài
Câu 1. Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: ha hả, hì hì, hô hố, hơ hớ. (3,0 điểm)
Câu 2. Chép lại bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và chỉ rõ tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ đó. (7,0 điểm)
---Hết---
--Để xem đáp án đề số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy---
3. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 – Số 3
TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 HK1
NĂM: 2020 – 2021
KIỂM TRA: 15 PHÚT
Đề bài:
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 1,0 điểm)
Câu 1. Văn bản Tức nước vỡ bờ được trích từ tác phẩm nào, của ai?
A. Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)
B. Tôi đi học (Thanh Tịnh)
C. Tắt đèn (Ngô Tất Tố)
D. Lão Hạc (Nam Cao)
Câu 2. Văn bản này được viết theo thể loại nào?
A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn
C. Hồi kí D. Tuỳ bút
Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản này là:
A. Chị Dậu B. Cái Tí
C. Cai lệ D.Anh Dậu
Câu 4. Từ nào có thể điền vào những chỗ trống trong câu văn “Vừa nói hắn vừa…luôn vào ngực chị Dậu mấy ... rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.”?
A. đấm B. thụi
C. tát D. bịch
--Để xem tiếp nội dug của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhâp tảu về máy--
4. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 – Số 4
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 HK1
NĂM: 2020 – 2021
KIỂM TRA: 15 PHÚT
Đề bài
Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 1,0 điểm).
Câu 1. Tự sự là gì?
A. Là nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của mình đối với thế giới xung quanh
B. Là văn được viết ra nhằm xác định cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó
C. Là dùng lời văn của mình giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, con người, phong cảnh
D. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
Câu 2. Tóm tắt văn bản tự sự là như thế nào?
A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn
B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong tác phẩm một cách cụ thể
C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn
D. Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó
Câu 3. Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
A. Văn bản tóm tắt phải sáng tạo hơn nội dung của văn bản gốc
B. Văn bản tóm tắt phải dài hơn văn bản gốc
C. Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn và trung thành với nội dung của văn bản gốc
D. Phải phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản gốc
--- Còn tiếp ---
5. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 – Số 5
PHÒNG GD & ĐT HỒNG BÀNG
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 HK1
TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN
NĂM HỌC: 2020 – 2021
(Lưu ý: Câu 11,13 mỗi câu đúng được 0.5 điểm, các câu còn lại mỗi câu đúng được 0,75 điểm. Tổng toàn bài: 10 điểm)
Câu 1. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn C. Tiểu thuyết
B. Bút kí D. Hồi kí
Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
A. Lời nói C. Ngoại hình
B. Tâm trạng D. Cử chỉ
Câu 3. Em hiểu từ “rất kịch” trong câu văn “Nhưng nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp” (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) nghĩa là gì?
A. Đẹp C. Giả dối
B. Hay D. Độc ác
--- Còn tiếp ---
6. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 – Số 6
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN DU
MÔN: NGỮ VĂN 8 HK1
NĂM: 2020 – 2021
KIỂM TRA: 15 PHÚT
Đề: Viết môt đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) kể về việc em được nhận một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết.
-- Bấm TẢI VỀ hoặc xem ONLINE để xem đầy đủ mội dung đề kiểm tra 1 – 10 --
7. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 – Số 7
Trường THCS Lê Hồng Phong
Môn: Ngữ văn – Lớp 8 HK1
Năm: 2020 – 2021
Kiểm tra: 15 phút
Số câu: 15 câu trắc nghiệm
8. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 – Số 8
Trường THCS Sào Nam
Môn: Ngữ văn – Lớp 8 HK1
NĂM: 2020 – 2021
KIỂM TRA: 15 phút
Số câu: 3 câu trắc nghiệm
9. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 – Số 9
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH
MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 8 HK1
NĂM: 2020 – 2021
Kiểm tra: 15 phút
Số câu: 2 câu tự luận
10. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Ngữ văn 8 – Số 10
Trường THCS Nguyễn Khuyến
Môn: Ngữ văn - Lớp 8 HK1
Năm: 2020 - 2021
Kiểm tra: 15 phút
Số câu: 2 câu tự luận
Tham khảo thêm