10 đề kiểm tra 15 phút Học kì 1 năm 2019 môn Sinh lớp 11 có đáp án

Mời các em tham khảo tài liệu Đề kiểm tra 15 phút HK1 năm 2019 môn Sinh 11 có đáp án. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề kiểm tra 15 phút Học kì 1 năm 2019 môn Sinh lớp 11 có đáp án

1. Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 số 1

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HK1

MÔN: SINH 11

NĂM: 2019-2020

Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?

A. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.

B. Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.

C. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.

D. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.

Câu 2: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:

A. Tế bào lông hút                                                 B. Tế bào nội bì

C. Tế bào biểu bì                                                   D. Tế bào vỏ.

Câu 3: Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?

A. Một số cây khi thiếu nước ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.

B. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.

C. Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.

Câu 4: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?

A. Tham gia vào quá trình trao đổi chất.

B. Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.

C. Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.

D. Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.

Câu 5: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:

A. Vách (mép) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

B. Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.

C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.

Câu 6: Để tổng hợp được một gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng bao nhiêu gam nước?

A. Từ 100 gam đến 400 gam.

B. Từ 600 gam đến 1000 gam.

C. Từ 200 gam đến 600 gam.

D. Từ 400 gam đến 800 gam.

Câu 7: Cứ hấp thụ 1000 gam thì cây chỉ giữ lại trong cơ thể:

A. 60 gam nước.                                                   B. 90 gam nước.

C. 10 gam nước.                                                   D. 30 gam nước.

Câu 8: Khi tế bào khí khổng mất nước thì:

A. Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.

B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.

C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.

D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.

Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:

A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Câu 10: Nước liên kết có vai trò:

A. Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

B. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.

C. Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.

D. Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.

Câu 11: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:

A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ.

D. Qua mạch gỗ.

Câu 12: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

A. Khi cây ở ngoài ánh sáng                       

B. Khi cây thiếu nước.

C. Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.  

D. Khi cây ở trong bóng râm.

Câu 13: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

B. Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.

D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 14: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?

A. Mép (Vách)trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.

B. Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.

C. Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.

D. Mép (Vách)trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.

Câu 15: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

A. Khi cây ở ngoài sáng.                 

B. Khi cây ở trong tối.

C. Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi.

D. Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.

ĐÁP ÁN

Câu 1: b/ Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.

Câu 2: c/ Tế bào biểu bì                                      

Câu 3: c/ Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.

Câu 4:  b/ Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.

Câu 5: d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.

Câu 6: c/ Từ 200 gam đến 600 gam.      

Câu 7: c/ 10 gam nước.                                      

Câu 8: a/ Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.

Câu 9: d/ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Câu 10: d/ Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.

Câu 11: d/ Qua mạch gỗ.

Câu 12: a/ Khi cây ở ngoài ánh sáng        

Câu 13: b/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).

Câu 14: a/ Mép (Vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.

Câu 15: d/ Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.

2. Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 số 2

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

KIỂM TRA 15 PHÚT – NH:2019 - 2020

Môn : Sinh học 11  – HỌC KÌ 1

Câu 1: Phân biệt quang hợp ở thực vật C3 và CAM về: chất nhận CO2, sảm phẩm ổng định đầu tiên, không gian, thời gian và năng suất sinh học?

Câu 2: Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào? Ứng dụng của ánh sáng trong trồng trọt?

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 số 3

Câu 1: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Chu trình crep -> Đường phân -> Chuổi chuyền êlectron hô hấp.

B. Đường phân -> Chuổi chuyền êlectron hô hấp -> Chu trình crep.

C. Đường phân -> Chu trình crep -> Chuổi chuyền êlectron hô hấp.

D. Chuổi chuyền êlectron hô hấp -> Chu trình crep -> Đường phân

Câu 2:  Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra:

A. Chỉ rượu êtylic.      

B. Rượu êtylic hoặc axit lactic.  

C. Chỉ axit lactic.

D. Đồng thời rượu êtylic axit lactic

Câu 3:  Các nguyên tố đại lượng gồm:

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.    

B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.  

C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.

D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.

Câu 4: Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:

A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2vào khí quyển.

B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 5: Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là:

A. Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2).  

B. Nitơ nitrat (NO), nitơ amôn (NH). 

C. Nitơnitrat (NO).

D. Nitơ amôn (NH).

Câu 6: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

B. Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.

D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 7: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:

A. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)

B. Cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG

C. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2

D. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2

Câu 8:  Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:

A. Sự khử CO2.         

B. Sự phân li nước. 

C. Phân giải đường

D. Quang hô hấp. 

Câu 9:  Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?

A. Có các lực khử mạnh.     

B. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza

C. Được cung cấp ATP.

D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

Câu 10: Các tia sáng tím kích thích:

A. Sự tổng hợp cacbohiđrat.    

 B. Sự tổng hợp lipit. 

C. Sự tổng hợp ADN.

D. Sự tổng hợp prôtêin.

---Để xem nội dung từ câu 11-15 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc tải về máy tính---

4. Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BÁ NGỌC

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SINH 11

NĂM: 2019-2020

Thời gian: 15 phút

Câu 1: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

A. Răng cửa giữ và giật cỏ.                

B. Răng nanh nghiền nát cỏ.

C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.

D. Răng nanh giữ và giật cỏ.

Câu 2: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A. Tiêu hóa ngoại bào.                  

B. Tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.           

D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?

A. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.

B. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.

C. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.

D. Trong ống tiêu hoá của người có diều.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?

A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.

B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.

C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.

D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.

Câu 5: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

A. Tiêu hoá hoá và cơ học.                                 

B. Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

C. Chỉ tiêu hoá cơ học.                 

D. Chỉ tiêu hoá hoá học.

-----Còn tiếp-----

5. Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 số 5

 

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SINH 11

NĂM: 2019-2020

Thời gian: 15 phút

Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO­2 dễ dàng khuếch tán qua.

D.Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

Câu 2: Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?

A. Hô hấp bằng phổi.                                  B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.                    D. Hô hấp bằng mang.

Câu 3: Côn trùng có hình thức hô hấp nào?

A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.            B. Hô hấp bằng mang.

C. Hô hấp bằng phổi.                                  D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 4: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?

A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

C. Tiết pépin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Câu 5: Hô hấp ngoài là:

A. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở mang.

B. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở bề mặt toàn cơ thể.

C. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở phổi.

D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang…

-----Còn tiếp-----

6. Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 số 6

Câu 1 (3d): Trình bày cấu tạo, thành phần và động lực của dòng mạch rây?

Câu 2 (2d): Em hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng “Ứ giọt trên lá”?

Câu 3: (5d): Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng từ đất vào rễ?

-----Còn tiếp-----

7. Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 số 7

Trường THPT Tam Dương

Kiểm tra 15 phút Sinh 11

Năm: 2019-2020

Thời gian: 15 phút

Số câu: 22 câu trắc nghiệm

8. Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 số 8

Sở GD & ĐT Hải Phòng

Trường THPT Nam Sách II

Kiểm tra 15 phút môn Sinh-Lớp 11 cơ bản

Thời gian: 15 phút

Số câu: 15 câu trắc nghiệm

9. Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 số 9

Trường THPT Duy Tân

Đề kiểm tra 15 phút

Môn: Sinh 11

Năm: 2019-2020

Thời gian: 15 phút

Số câu: 3 câu tự luận

10. Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 số 10

Trường THPT Sông Lô

Đề kiểm tra 15 phút 

Năm: 2019-2020

Môn: Sinh học – Lớp: 11

Thời gian làm bài: 15 phút, không kể phát đề

Số câu: 10 câu trắc nghiệm

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM