10 đề kiểm tra 15 phút HK1 năm 2019 môn Hóa học 11 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề kiểm tra 15 phút HK1 năm 2019 môn Hóa học 11 có đáp án

1. Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11 số 1

TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Câu 1: Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng?

A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.

B. 5H2SO4 đặc + 4Mg → 4MgSO4 + H2S + 4H2O.

C. K2S + 2HCl → 2KCl + H2S.

D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.

Câu 2: Axit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ mol 0,1M và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng?

A. [H+] của HNO3 < [H+] của HNO2.

B. [H+] của HNO3 > [H+] của HNO2.

C. [H+] của HNO3 = [H+] của HNO2.

D. [NO3-] của HNO3 < [NO2-] của HNO2.

Câu 3: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12 vào 8 lít dung dịch HCl có pH = 3 thu được dung dịch Y có pH = 11. Giá trị của a là

A. 0,12.

B. 1,6.

C. 1,78.

D. 0,8.

Câu 4: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Ion Y- và a là

A. OH- và 0,4.

B. NO3- và 0,4.

C. OH- và 0,2.

D. NO3- và 0,2.

Câu 5: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2.

B. HClO3.

C. C6H12O6 (glucozơ).

D. Ba(OH)2.

Câu 6: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 7: Một dung dịch có pH = 5, môi trường của dung dịch là

A. môi trường axit.

B. môi trường kiềm.

C. môi trường trung tính.

D. không xác định được.

Câu 8: Cho dãy các chất: Al2(SO4)3; C2H5OH; C12H22O11 (saccarozơ); CH3COOH; Ca(OH)2; CH3COONH4. Số chất điện li là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 9: Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?

A. NH4+, Na+, HSO3-, OH-.

B. Fe2+, NH4+, NO3-, SO42-.

C. Na+, Mg2+, OH-, NO3-.

D. Fe2+, K+, OH-, NO3-.

Câu 10. Một mẫu nước mưa có pH = 4,82. Vậy nồng độ H+ trong đó là

A. 10-4M.

B. 10-5M.

C. > 10-5M.

D. < 10-5M.

Câu 11: Dung dịch HCl có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch axit này (bằng nước) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4?

A. 9.

B. 10.

C. 99.

D. 100.

Câu 12: Cho dung dịch chứa các ion sau: Na+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch, có thể cho tác dụng với các chất nào sau đây?

A. Na2CO3.

B. Na2SO4.

C. K2CO3.

D. NaOH.

Câu 13: Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, NH3, CuSO4. Các chất điện li yếu là

A. H2O, CH3COOH, NH3.

B. H2O, CH3COOH, CuSO4.

C. H2O, NaCl, CuSO4, CH3COOH.

D. CH3COOH, CuSO4, NaCl.

Câu 14. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

B. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3

C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3

D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Câu 15: Cô cạn dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+; 0,1 mol Cu2+; 0,2 mol SO42- và 1 lượng ion Cl- thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 28,3.

B. 31,85.

C. 34,5.

D. 42,7.

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 1

1C 2B 3C 4B 5C 6A 7A 8C 9B 10C 11B 12A 13A 14B 15B

2. Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11 số 2

TRƯỜNG THPT HÀ NAM

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 - 2020

Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh trong dung môi nước?

A. CH3COOH.

B. C2H5OH.

C. HClO.

D. NaCl.

Câu 2: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng:

A. xuất hiện kết tủa keo trắng đồng thời có khí không màu bay ra.

B. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.

C. xuất hiện kết tủa màu xanh.

D. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 2 muối X, Y vào nước thu được dung dịch chứa 0,15 mol Al3+; 0,1 mol K+; 0,05 mol SO42-; 0,45 mol Br-. Hai muối X, Y đó là

A. Al2(SO4)3 và KBr.

B. AlBr3 và K2SO4.

C. Al2(SO4)3 và AlBr3.

D. Al2(SO4)3 và NaBr.

Câu 4: Cho các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung NH4NO2 rắn.

(b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc).

(c) Nhỏ HCl vào dung dịch NaHCO3.

(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư).

(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.

(g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

(h) Cho CuS vào dung dịch HCl (loãng).

(i) Cho Na2SO3 vào dd H2SO4 (dư), đun nóng.

Số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 4.

B. 6.

C. 5.

D. 2.

Câu 6: Thêm 180 ml dung dịch NaOH 2M vào một cốc đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 9,36 gam chất kết tủa. Thêm tiếp 140 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 12,48 gam chất kết tủa. Giá trị của x là

A. 1,6M.

B. 1,0M.

C. 0,8M.

D. 2,0M.

Câu 7: Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là

A. 12,00 gam NaH2PO4 và 14,20 gam Na2HPO4.

B. 16,40 gam Na3PO4.

C. 14,20 gam Na2HPO4 và 16,40 gam Na3PO4.

D. 14,20 gam Na2HPO4.

Câu 8: Sục 2,688 lít CO2 (đktc) vào 40ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch gồm:

A. CaCO3.

B. Ca(HCO3)2.

C. CaCO3 và Ca(OH)2 dư.

D. CaCO3 và Ca(HCO3)2.

Câu 9: Một hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Al2O3 có khối lượng là 9,02 gam, trong đó Al2O3 chiếm 5,1 gam. Cho X phản ứng với lượng dư CO, đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc, ta được chất rắn Y và hỗn hợp khí gồm CO và CO2. Cho hỗn hợp khí này qua nước vôi trong thu được 5 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, dung dịch còn lại đem đun nóng thu thêm được 1 gam kết tủa nữa. Phần trăm khối lượng của oxit sắt có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với

A. 8,00 %.

B. 35,50 %.

C. 17,70 %.

D. 16,00 %.

Câu 10: Cho 4,86 gam kim loại X tác dụng hoàn toàn với HNO3, thu được 4,032 lít NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại X là

A. Mg.

B. Zn.

C. Al.

D. Fe.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 11-15 của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11 số 3

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 - 2020

Câu 1. Cho các chất sau: NH4Cl; AIN và Ca3N2. Viết phản ứng điều chế NH3 từ các chất trên.

Câu 2. Cho các chất sau: H2SO4, CaO, CuCl2, CuO, NaOH, O2, NaCl, Cl2. Chất nào tác dụng được với NH3 ở điều kiện thích hợp?

Câu 3. Cho phản ứng oxi hóa – khử sau:

\(Al + HN{O_3} \to Al{\left( {N{O_3}} \right)_3} + {N_2}O \uparrow {\mkern 1mu}  + {N_2} \uparrow  + {H_2}O\)

Nếu tỉ lệ N2O và N2 là 2: 3 thì sau khi cân bằng tỉ lệ số mol nAl: nN2O: nN2 là bao nhiêu?

---Để xem đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc tải về máy tính---

4. Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11 số 4

TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 - 2020

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam bột sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Xác định giá trị của V.

Câu 2. Cần bao nhiêu m3 khí amoniac (đktc) để sản xuất 700kg dung dịch HNO3 99%? Biết rằng có 98,56% amoniac được chuyển thành axit.

-----Còn tiếp-----

5. Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11 số 5

TRƯỜNG THPT THANH ĐA

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 - 2020

Câu 1. Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Hỏi thể tích khí Y (đktc) thu được là bao nhiêu?

Câu 2. Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với không khí là 0,293. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3. Cho 19,2 gam một kim loại R tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít NO (đktc). Xác định tên kim loại đem dùng.

-----Còn tiếp-----

6. Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11 số 6

TRƯỜNG THPT LINH TRUNG

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 - 2020

Câu 1. Thực hiện hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho 6,4 gam Cu vào 120ml dung dịch HNO3 1M thu được V1 lít khí NO (đktc).

Thí nghiệm 2: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120ml dung dịch gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thì thu được V2 lít khí NO (đktc).

Xác định mối tương quan giữa V1 và V2.

Câu 2. Cho 12,8 gam đồng tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2, có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,5. Tính thể tích hỗn hợp khí (đktc) thu được.

Câu 3. Có 3 ống nghiệm bị mất nhãn chứa ba dung dịch axit đặc riêng biệt là HNO3, H2SO4 và HCl. Chỉ được dùng một kim loại, hãy nhận biết các dung dịch trên.

-----Còn tiếp-----

7. Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11 số 7

Trường: THPT Gia Định

Số câu: 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 15 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11 số 8

Trường: THPT Quang Trung

Số câu: 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 15 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11 số 9

Trường: THPT Quang Thọ

Số câu: 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 15 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa 11 số 10

Trường: THPT Phan Bội Châu

Số câu: 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 15 phút

Năm học: 2019-2020

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM