10 đề kiểm tra 15 phút Học kì 1 môn Sinh lớp 12 năm 2019 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề kiểm tra 15 phút HK1. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề kiểm tra 15 phút Học kì 1 môn Sinh lớp 12 năm 2019 có đáp án

1. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Sinh 12 số 1

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

KIỂM TRA 15 PHÚT – HK I

Năm học: 2019-2020

Môn : Sinh 12 CB

Câu 1: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.      

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 2: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là

A. ADN ligaza                      B. ADN pôlimeraza         

C. hêlicaza                           D. ADN giraza

Câu 3: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

A. 1800                                 B. 2400                             C. 3000                          D. 2040

Câu 4: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

A. ribôxôm.                           B. tế bào chất.                 C. nhân tế bào.               D. ti thể.

Câu 5: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’                                      

B. Từ cả hai mạch đơn

C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2                     

D. Từ mạch mang mã gốc

Câu 6: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là

A. axit amin hoạt hoá         B. axit amin tự do

C. chuỗi polipeptit               D. phức hợp aa-tARN

Câu 7: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung?

A. U và T                               B. T và A

C. A và U                               D. G và X

Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì

A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành

B. prôtêin ức chế không được tổng hợp

C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra

D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động

Câu 9: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất

A. xúc tác                           B. ức chế.                      

C. cảm ứng.                       D. trung gian.

Câu 10: Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi do có

A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy.              

B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi.

C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi.               

D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi

Câu 11: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là

A. mất đoạn.                       B. đảo đoạn.                   

C. lặp đoạn.                        D. chuyển đoạn.

Câu 12: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là

A. nuclêôxôm.                     B. sợi nhiễm sắC.          

C. sợi siêu xoắn.                 D. sợi cơ bản.

Câu 13: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng

A. mất đoạn nhiễm sắc thể.                                         B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C. đảo đoạn nhiễm sắc thể.                                         D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 14:  Một gen cấu trúc dài 4080 A0, có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen này bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X . Số lượng nu từng loại của gen sau đột biến là:

A. A = T = 719, G = X = 481                                            

B. A = T = 419, G = X = 721

C. A = T = 721, G = X = 419

D. A = T = 481, G = X = 720    

Câu 15: Một đoạn phân tử ADN có số lượng nucleotit loại A= 20% và có X= 621 nucleotit. Đoạn ADN này có chiều dài tính ra đơn vị μm là:

A.  0,7038                 B.  0,0017595                       C.  0,3519                 D.  0.03519

2. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Sinh 12 số 2

TRƯỜNG THPT DUY TÂN

KIỂM TRA 15 PHÚT – HK I

Năm học: 2019-2020

Môn : Sinh 12 CB

Câu 1: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.                               

B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

C. Mã di truyền có tính phổ biến.                               

D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu 2: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

A. tháo xoắn phân tử ADN.

B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.

D. nối các đoạn Okazaki với nhau.

Câu 3: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá.                 B. mARN.                        

C. tARN.                              D. mạch mã gốc.

Câu 4: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A. Vùng khởi động.            B. Vùng mã hoá.            

C. Vùng kết thúc.               D. Vùng vận hành.

Câu 5: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:

A. nhân con                         B. tế bào chất                 

C. nhân                                D. màng nhân

Câu 6: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa

A. hai axit amin kế nhau

B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai

C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất               

D. hai axit amin cùng loại hay khác loại

Câu 7: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?

A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.

B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.

C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.  

D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.

Câu 8: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn

A. phiên mã.                         B. dịch mã.                      

C. sau dịch mã.                    D. sau phiên mã.

Câu 9: Xét vùng mã hóa của một gen có khối lượng bằng 720.000 đvC và A = 3/2 G. Số Nu từng loại của gen là:

A.  A=T= 600; G=X=900.                                 

B.  A=T=700; G=X= 500        

C.  A=T= 721; G=X=479                                  

D. A=T= 720; G=X= 480.

Câu 10: Trường hợp đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen?

A. Thay 2 cặp G – X bằng 3 cặp A – T     

B. Thay 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác cùng loại

C. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit                            

D. Cả ba trường hợp trên

---Để xem tiếp nội dung từ câu 11-15 của Đề số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Sinh 12 số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – HK I

NĂM HỌC: 2019-2020

Môn: Sinh 12 CB

Câu 1: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

A. UGU, UAA, UAG            B. UUG, UGA, UAG      

C. UUG, UAA, UGA            D. UAG, UAA, UGA

Câu 2: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá.                 B. mARN.                         C. mạch mã gốc.           D. tARN.

Câu 3: Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một phân tử prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên 1 cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nu của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen đã xảy ra là:

A. Thay thế 1 cặp nu                                                         

B. Mất 1 cặp nu      

C. Thêm 1 cặp nu

D. Thêm 2 cặp nuclêôtit

Câu 4 : Một gen có 225 A và 525 G chiều dài của gen tính ra Micromet là:

A. 0,51                             B. 2550                             C. 0,255                            D. 5100

Câu 5: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là

A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A

B. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X

C. thay thế cặp G-X thành cặp T-A

D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X

Câu 6: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu gọi là

A. nhiễm sắc thể.                B. axit nuclêic.               C. gen.                              D. nhân con.

Câu 7: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

A. codon.                              B. axit amin.                    C. anticodon.                   C. triplet.

Câu 8: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

A. 6 loại mã bộ ba.              B. 3 loại mã bộ ba.

C. 27 loại mã bộ ba.            D. 9 loại mã bộ ba.

Câu 9: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính phổ biến.                               

B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.                              

D. Mã di truyền có tính thoái hóa.

Câu 10: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là

A. ADN-polimeraza.            B. restrictaza.           

C. ADN-ligaza.                     D. ARN-polimeraza.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 11-15 của Đề số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Sinh 12 số 4

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ KIỂM TRA 15’-HK1

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: SINH HỌC 12

Câu 1:  Nhận xét sau đây là đúng

A. Mạch chính thức qui định bộ ba của gen có chiều 5’→3’

B. Mạch gốc của gen có chứa bộ ba 3’TAX5’

C. Gen có chứa nucleotit loại U

D. Mạch bổ sung của gen có chiều 3’→5’

Câu 2: Trình tự bộ ba nào trên mARN là đúng

A. 3’UAA ...XXX...AAU5’

B. 5’UAA...AAA...AUG3’

C. 3’UAG...GGG...AAU5’

D. 3’AAU ...UUU...GUA5’

Câu 3: Phát biểu nào sau đây thể hiện nguyên tắc bán bảo toàn trong quá trình nhân đôi ADN

A. Một trong hai ADN con có hai mạch cũ của ADN mẹ

B. Mỗi phân tử ADN con mang một mạch cũ của ADN mẹ và một mạch mới

C. Một trong hai ADN có hai mạch mới hoàn toàn

D. Bảo đảm hai ADN có chiều dài bằng nhau

Câu 4:  Một gen cấu trúc dài 4080 A0, có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen này bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X . Số lượng nu từng loại của gen sau đột biến là:

A. A = T = 481, G = X = 720

B. A = T = 419, G = X = 721

C. A = T = 721, G = X = 419

D. A = T = 719, G = X = 481

Câu 5: Trên phân tử mARN của vi khuẩn E.coli người ta xác định được một đoạn trình tự ribonucleotit như sau:  5’… UUXAGXAAAUAG … 3’. Đoạn mARN này được phiên mã từ đoạn mạch gốc của gen có trình tự nucleotit như thế nào?

A. 3’ AAGUXGUUUAUX 5’                                                B. 5’ AAGUXGUUUAUX 3’

C. 3’ TTXAGXAAATAG 5’                                                 D. 3’ AAGTXGTTTATX  5’

-----Còn tiếp-----

5. Đề kiểm tra phút HK1 môn Sinh 12 số 5

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐỀ KIỂM TRA 15’ HK1

SINH 12 – NĂM: 2019-2020

Câu 1: Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở vị trí nào của gen?

A. Đầu 5,  mạch mã gốc                            B. Đầu 3,  mạch mã gốc

C. Nằm ở giữa gen                                   D. Nằm ở cuối gen

Câu 2: Gen cấu trúc của vi khuẩn có đặc điểm gì?

A. Phân mảnh                                            B. Vùng mã hoá không liên tục       

C. Không phân mảnh                                 D. Không mã hoá axit amin mở đầu;

Câu 3: Nhóm côđon nào sau đây mà mỗi loại côđon chỉ mã hoá duy nhất một loại axit amin?

A. AUA,UGG                                                B. AUG,UGG                  

C. UUG,AUG                                                D. UAA,UAG

Câu 4: Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hoá các axit amin?  

A. 60                          B. 61                          C. 63                         D. 64

Câu 5: Một gen chiều dài 5100 Ao có số nu loại A = 2/3 một loại nu- khác tái bản liên tiếp 4 lần. Số nu- mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là: 

A. A = T = 9000 ; G = X = 13500                                       

B. A = T = 2400 ; G = X = 3600

C. A = T = 9600 ; G = X = 14400

D. A = T = 18000 ; G = X = 27000

-----Còn tiếp-----

6. Đề kiểm tra phút HK1 môn Sinh 12 số 6

SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH

ĐỀ KIỂM TRA 15’ HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: SINH HỌC

Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, các vùng đầu mút của nhiễm sắc thể là các trình tự nuclêôtit đặc biệt, các trình tự này có vai trò 

A. mã hóa cho các loại protein quan trọng trong tế bào. 

B. bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. 

C. là điểm khởi đầu cho quá trình nhân đôi của phân tử AND. 

D. giúp các nhiễm sắc thể liên kết với thoi phân bào trong quá trình nguyên phân.

Câu 2: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là

A. 30 nm và 300 nm     

B. 11nm và 300 nm             

C. 11 nm và 30 nm       

D. 30 nm và 11 nm

Câu 3: Phân bào nguyên nhiễm còn được gọi là:    

A. giảm phân               B. nguyên phân 

C. phân bào                D. phân chia tế bào.

Câu 4: Trong tự nhiên đa bội thể thường gặp phổ biến ở   

A. vi khuẩn.               

B.  các loài sinh sản hữu tính.            

C. ở thực vật.     

D. động vật.

Câu 5: Câu 293: Trong số các thể ĐB sau đây, thể không tìm thấy được ở động vật bậc cao là: 

A. thể dị bội ba nhiễm    

B. thể dị bội một nhiễm            

C. thể đa bội                 

D. thể ĐB gene trội

-----Còn tiếp-----

7. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Sinh 12 số 7

Trường THPT Lê Thành Phương

Số câu: 15 câu trắc nghiệm

Thời gian: 15 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Sinh 12 số 8

Trường THPT Lê Trung Kiên

Số câu: 13 câu trắc nghiệm

Thời gian: 15 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Sinh 12 số 9

Trường THPT Trường Chinh

Số câu: 15 câu trắc nghiệm

Thời gian: 15 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Sinh 12 số 10

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Số câu: 10 câu trắc nghiệm

Thời gian: 15 phút

Năm học: 2019-2020

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

  • Tham khảo thêm

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM