Toán 6 Chương 1 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Dùng các tính chất chia hết đã được học ở Bài 10, có thể giải thích các Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
Mục lục nội dung
Toán 6 Chương 1 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhận xét mở đầu.
Ta thấy: 90=9.10=9.2.590=9.10=9.2.5 chia hết cho 2, cho 5;
610=61.10=61.2.5610=61.10=61.2.5 chia hết cho 2, cho 5;
1240=124.10=124.2.51240=124.10=124.2.5chia hết cho 2, cho 5.
Nhận xét: Các số có chữ số tận cùng là 0 đều chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
1.2. Dấu hiệu chia hết cho 2.
VD: Xét số n = ¯43∗¯¯¯¯¯¯¯¯43∗
Ta viết : n = ¯43∗=430+∗¯¯¯¯¯¯¯¯43∗=430+∗
Nếu * là các chứ số 0, 2, 4, 6, 8 (là các chữ số chẵn) thì n chia hết cho 2.
Nếu * là các chữ số 1, 3, 5, 7, 9 (là các chữ số lẻ) thì n không chia hết cho 2.
Kết luận: Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
1.3. Dấu hiệu chia hết cho 5.
Sử dụng lại VD n=¯43∗n=¯¯¯¯¯¯¯¯43∗
Nếu * là các chữ số 0 hoặc 5 thì n chia hết cho 5.
Nếu * là các chữ số khác 0 hoặc 5 thì n không chia hết cho 5.
Kết luận: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Trong các số 115, 234, 560, 238, 137 số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5?
Hướng dẫn giải:
234, 238, 560 chia hết cho 2 vì tận cùng là các chữ số chẵn 4, 8 và 0.
115, 560 chia hết cho 5 vì tân cùng là các chữ số 0 và 5.
Câu 2: Xét xem tổng 126+148126+148 có chia hết cho 2 không?
Hướng dẫn giải:
126 tận cùng bằng 6 nên chia hết cho 2
148 tận cùng bằng 8 nên chia hết cho 2
Nên suy ra tổng 126+148126+148 chia hết cho 2.
Câu 3: Dùng ba chữ số 4, 0, 5 ghép thành các số tự nhiên chia hết cho 2
Hướng dẫn giải:
Trong ba chữ số được cho chỉ có 4 và 0 chia hết cho 2 nên số tự nhiên chia hết có 2 là : 504, 540, 450.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Trong các số 235, 356, 790, 358, 257 số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5?
Câu 2: Xét xem tổng 126+148126+148 có chia hết cho 2 không?
Câu 3: Dùng ba chữ số 7;8;0 ghép thành các số tự nhiên chia hết cho 2
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Xét số ¯13∗¯¯¯¯¯¯¯¯13∗ thay dấu * bởi chữ số nào thì ¯13∗¯¯¯¯¯¯¯¯13∗ chia hết cho 5?
A. 1; 2
B. 2; 3
C. 0; 5
D. 3; 4
Câu 2: Xét số ¯13∗¯¯¯¯¯¯¯¯13∗ thay * bởi chữ số nào thì ¯13∗¯¯¯¯¯¯¯¯13∗ chia hết cho 2?
A. 0; 2; 4; 6; 8
B. 0; 1; 3; 5; 7
C. 0; 1; 2; 3; 4
D. 5; 6; 7; 8; 9
Câu 3: Cho các số 137; 244; 178; 120. Các số chia hết cho 2 là?
A. 120; 137; 244
B. 178; 120; 137
C. 137; 244; 120
D. 244; 178; 120
Câu 4: N là số tự nhiên có 3 chữ số, trong đó chữ số tận cùng là 0, vậy N chia hết cho?
A. 2
B. 5
C. 2 và 5
D. Không chi hết cho số nào cả.
Câu 5: Cho các số 120; 132; 144; 155; 168; 179. Số chia hết cho 5 là?
A. 120; 132
B. 120; 155.
C. 155; 168.
D. 155; 179.
Câu 6: Cho các số 120; 132; 144; 155; 168; 179. Số chia hết cho 5 là?
A. 120; 132
B. 120; 155.
C. 155; 168.
D. 155; 179.
4. Kết luận
Qua bài giảng Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nhận biết được dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
-
Làm được những bài tập liên quan.
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 3: Ghi số tự nhiên
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 5: Phép cộng và phép nhân
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 6: Phép trừ và phép chia
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- doc Toán 9 Chương 1 Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 13: Ước và bội
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 16: Ước chung và bội chung
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 17: Ước chung lớn nhất
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 18: Bội chung nhỏ nhất