Tin học 11 Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp

Bài Kiểu dữ liệu tệp được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây dưới đây sẽ giúp các em nắm được các khái niệm, vai trò, cách phân loại cũng như các bước làm việc với tệp... thông qua 4 phần cơ bản tóm tắt lý thuyết, bài tập minh họa, luyện tập và phần kết luận. Mời các em cùng tham khảo!

Tin học 11 Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò của kiểu tệp

Một số đặc điểm của dữ liệu kiểu tệp:

- Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài (đĩa từ, CD, USB,..) và không bị mất khi tắt nguồn điện.

- Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa.

- Tất cả các dữ liệu thuộc kiểu dữ liệu đã xét đều được lưu trữ ở trong RAM do đó sẽ mất khi tắt máy. Với một số bài toán có khối lượng dữ liệu lớn, có yêu cầu lưu trữ để xử lí nhiều lần, cần có kiểu dữ liệu tệp file.

1.2. Phân loại tệp và thao tác với tệp

Xét theo các tổ chức dữ liệu:

+ Tệp văn bản: Tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII . Trong tệp văn bản, dãy kí tự kết thúc bởi kí tự kết thúc dòng hay kí tự kết thúc tệp tạo thành một dòng.

+ Tệp có cấu trúc: Tệp mà cac thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định. Tệp nhị phân là một trường hợp riêng của tệp có cấu trúc. Dữ liệu ảnh, âm thanh ,… thường được lưu trữ dưới dạng tệp có cấu trúc. Mỗi tệp có cấu trúc sẽ có chương trình riêng để đọc tệp đó.

Xét theo cách thức truy cập:

+ Tệp truy cập tuần tự: Cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.

Ví dụ: Băng cuốn dây chạy đài CD.

+ Tệp truy cập trực tiếp: Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trự ctieeps vị chí (thường là số hiệu )của dữ liệu đó.

Khác với mảng, số lượng phần tử của tệp không cần xác định trước.

Hai thao tác cơ bản đối với tệp là ghi dữ liệu vào tệp và đọc dữ liệu từ tệp.

Để có thể thao tác với tệp, người lập trình cần tìm hiểu cách thức mà ngôn ngữ lập trình cung cấp để:

+ Khai báo biến tệp

+ Mở tệp

+ Đọc/Ghi dữ liệu

+ Đóng tệp.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Có thể truy cập trực tiếp tệp văn bản.      

B. Tệp có cấu trúc có thể truy cập trực tiếp.

C. Tệp có cấu trúc có thể truy cập tuần tự.

D. Truy cập trực tiếp là cách truy cập cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí (thường là số hiệu) của dữ liệu đó.

Hướng dẫn giải

- Tệp văn bản là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII.

- Trong tệp văn bản các dòng có độ dài khác nhau tùy thuộc vào dãy kí tự kết thúc bởi kí tự xuống dòng hay kí tự kết thúc tệp

→ Tệp chỉ có thể truy cập tuần tự (cho phép bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó).

Đáp án: A

Bài 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tệp có cấu trúc là tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

B. Tệp chứa dữ liệu được tổ chức theo một cách thức nhất định gọi là tệp có cấu trúc.

C. Tệp văn bản không thuộc loại tệp có cấu trúc.

D. Tệp văn bản gồm các kí tự theo mã ASCII được phân chia thành một hay nhiều dòng.

Hướng dẫn giải

+ Tệp có cấu trúc là tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

+ Tệp văn bản gồm các kí tự theo mã ASCII được phân chia thành một hay nhiều dòng.

→ Tệp văn bản không thuộc loại tệp có cấu trúc.

Đáp án: B

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Dữ liệu tệp là gì?

Câu 2: Thế nào là tệp văn bản?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp văn bản

A. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.

B. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.

C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.     

Câu 2: Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp có cấu trúc

A. Cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.

B. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.

C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.     

Câu 3: Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp truy cập tuần tự

A. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.       

B. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.

C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.

Câu 4: Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp truy cập trực tiếp

A. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.

B. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.    

C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Các kiểu dữ liệu đều được lưu trữ ở bộ nhớ trong (RAM).

B. Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở bộ nhớ trong.

C. Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở bộ nhờ ngoài (đĩa mềm, đĩa cứng, CD. thiết bị nhớ Flash).

D. Các dữ liệu trong máy tính đều bị mất đi khi tắt nguồn điện.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Số lượng phần tử của tệp là cố định.

B. Kích thước tệp có thể rất lớn.        

C. Dữ liệu một tệp được lưu trữ trên đĩa thành một vùng dữ liệu liên tục.

D. Tệp lưu trữ lâu dài trên đĩa, không thể xóa tệp trên đĩa.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Kiểu dữ liệu tệp Tin học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau khi học xong bài học số 14 SGK Tin học 11 các em nắm được một số nội dung chính sau đây:

  • Biết khái niệm, vai trò và đặc điểm của kiểu tệp
  • Hiểu bản chất của tệp văn bản
  • Biết 2 cách phân loại tệp
  • Biết các bước làm việc với tệp
Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM