Tin học 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Elib đã biên soạn và tổng hợp để giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Các thành phần của ngôn ngữ lập trình. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, kèm theo đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em hiểu bài hơn. Mời các em cùng theo dõi.

Tin học 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các thành phần cơ bản

Mỗi ngôn ngữ lập trình có 3 thành phần cơ bản là Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

a. Bảng chữ cái

- Bảng chữ cái là tập hợp kí tự được dùng để viết chương trình.

- Trong ngôn ngữ Pascal bảng chữ cái gồm: Các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng ANh, các chữ số \( 0 \to 9\) và một só kí tự đặc biệt.

Lưu ý:

- Các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng có sự khác nhau về bảng chữ cái

  • Ví dụ: Bảng chữ cái của ngôn ngữ C/C++ so với PASCAL có bổ sung thêm một số kí tự như:   \("\) \(\diagdown\) \(!\) \(?\) \(\%\) \(|\)

- Không được phép dùng bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái khi viết chương trình

b. Cú pháp

  • Là bộ quy tắc để viết chương trình, gồm những quy định viết từ và tổ hợp từ của mỗi ngôn ngữ

  • Dựa vào cú pháp người lập trình và chương trình dịch biết tổ hợp nào của các kí tự trong bảng chữ cái là hợp lệ, nhờ đó có thể mô tả chính xác thuật toán để máy thực hiện

c. Ngữ nghĩa

Ngữ nghĩa xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.

Nhận xét: 

- Cú pháp cho biết cách viết một chương trình hợp lệ, còn ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.

- Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập chương trình biết, chỉ có các chương trình không còn lỗi cú pháp mới có thể được dịch sang ngôn ngữ máy.

- Lỗi ngữ nghĩa chỉ được phát hiện khi thực hiện chương trình trên dữ liệu cụ thể.

1.2. Một số khái niệm

a. Tên

- Dùng để xác định các đối tượng trong chương trình

- Tên đặt theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể.

- Nhiều ngôn ngữ lập trình phân biệt ba loại tên:

+ Tên dành riêng (Từ khoá): là những tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa xác định mà không được dùng với ý nghĩa khác.

Ví dụ: Một số từ khóa:

  • Trong Pascal: Program, ues, var, type,const, begin, ...
  • Trong C++: main, include, if, while, void.

+ Tên chuẩn: dùng với ý nghĩa xác định nào đó được quy định trong các thư viện của ngôn ngữ lập trình, nhưng người lập trình có thể khai báo và dùng với ý nghĩa khác.

Ví dụ: 

  • Trong Pascal: abs, sqr, sqrt, có, sin, ...
  • Trong C++: cin, cout, getchar, ...

+ Tên do người lập trình đặt: sử dụng theo ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng.

b. Hằng và biến

- Hằng

  • Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

  • Hằng số học là các số nguyên và số thực (dấu phẩy tĩnh hay dấu phẩy động)

  • Hằng lôgic là các giá trị TRUE hoặc FALSE

  • Hằng xâu là chuỗi kí tự bất kì, khi viết đặt trong cặp dấu nháy.

- Biến

  • Là những đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

  • Tên biến mang giá trị của biến tại từng thời điểm thực hiện chương trình..

  • Biến phải khai báo trước khi sử dụng.

c. Chú thích

  • Các đoạn chú thích đặt trong chương trình nguồn giúp người đọc dễ dàng nhận biết ý nghĩa của chương trình đó

  • Chú thích không làm ảnh hưởng đến nội dung chương trình nguồn và được chương trình dịch bỏ qua

  • Trong Pascal, chú thích được đặt giữa cặp dấu {  } hoặc (*  *)

  • Trong C++, chú thích được đặt giữa cặp dấu /*  và */

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Phân biệt Tên đúng/sai trong ngôn ngữ lập trình 

Kiem tra

TRUE

Baitap5

Đúng

Tongso_lop11A

12_con_giap

Hướng dẫn giải

Câu 2: Cho bài toán sau:

Tính chu vi (CV), diện tích (S) hình tròn với bán kính (R) bất kì được đưa vào từ bàn phím. Cho Pi=3.14.

Hãy xác định hằng và biến trong bài toán trên.

Hướng dẫn giải

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu đăc điểm khác nhau giữ tên dành riêng và tên chuẩn.

Câu 2: Viết ba tên bất kì đúng theo quy tắc Pascal.

Câu 3: Trong các biểu diễn sau đây, biểu diễn nào lỗi đối với Pascal? Vì sao?

a) 150.0          b) -2020          c) 11,2

d) '320'            e) B1                f) 37E-1

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong tin học, hằng là đại lượng

A. Có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

B. Có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Được đặt tên

D. Có thể thay đổi giá trị hoặc không thay đổi giá trị tùy thuộc vào bài toán

Câu 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là

A. Chương trình thông dịch và chương trình biên dịch

B. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

C. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

D. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa

Câu 3: Khái niệm nào sau đây là đúng về tên dành riêng

A. Tên dành riêng là tên do người lập trình đặt

B. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác

C. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trìnhqui định đúng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại

D. Tên dành riêng là các hằng hay biến

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về Hằng?

A. Hằng là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện

B. Hằng là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Hằng có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Hằng được chương trình dịch bỏ qua

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về Tên?

A. Tên gọi là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện

B. Tên gọi là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Tên gọi có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định 

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Các thành phần của ngôn ngữ lập trìnhTin học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình.

  • Các khái niệm cơ bản của ngôn ngữ lập trình.

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM