Giải SBT Địa lí 7
Mục lục nội dung
1. Phương pháp học tốt môn Địa lí 7
1.1. Học với tâm trạng thoải mái
Khi học bài các em cần tinh thần thoải mái, không căng thẳng thì hiệu quả học mới cao. Do đó, đừng tự tạo áp lực cho bản thân, nghĩ rằng mình học không tốt, mình không thông minh bằng người khác. Tìm cách thư giãn, tìm kiếm những suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn.
Khi đang học, nếu quá mệt, đầu óc căng thẳng mà vẫn chưa xong bài, các em không nên cố học nốt, hãy nghỉ 10-20 phút để não được nghỉ ngơi. Lúc đó cố ngồi học cũng không hiệu quả vì não quá tải, không thể tiếp nhận thông tin tốt được. Khi nghỉ ngơi có thể nghe bài nhạc vui, đọc truyện cười hay nhắm mắt thư giãn, sau đó học tiếp.
1.2. Chú ý khi học ở trên lớp
Muốn học tốt cần chú ý, lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận những ý quan trọng, ý hay mà thầy cô giảng không có trong sách giáo khoa để làm tài liệu cho việc tự học. Cách tốt nhất để có thể tiếp thu nội dung bài học là đọc bài trước ở nhà, các em sẽ có thể tập trung học tập chú ý vào những chỗ lúc mình đọc chưa hiểu. Sau mỗi bài học, mỗi chương đều phải hệ thống lại kiến thức, các em có thể dùng sơ đồ cây để thể hiện các nội dung cần nắm, cách này sẽ giúp các em có thể nhớ bài nhanh và lâu hơn.
1.3. Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ
Sơ đồ hóa kiến thức của từng bài, từng chương là việc đầu tiên cần làm, thực tế phần lớn học sinh không làm thao tác này dẫn đến không nắm được trọng tâm, nắm đủ nội dung của từng bài và dễ nhầm lẫn kiến thức. Sau đó, tìm hiểu mối liên hệ về kiến thức của các bài đó và ghi nhớ một cách có hiệu quả nhất (học thuộc đồng thời với ghi ra nháp..).
2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 7
2.1. Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ
Đây là quá trình hết sức quan trọng đối với học sinh khi đi thi. Học sinh thường chưa được chuẩn bị kỹ hoặc chưa quan tâm đến phần này dù trong các kỳ thi, phần kỹ năng thường được cơ cấu 30-40% điểm. Học sinh thường đạt điểm kỹ năng rất thấp vì chủ quan, không cẩn thận nên vẽ không đúng, không thẩm mỹ và không chính xác. Còn phần nhận xét thì viết lung tung, không nêu bật được trọng tâm của vấn đề. Do đó, xin gợi lại các ý chính sau đâytrong việc trình bày:
- Xác định biểu đồ cần vẽ
- Vẽ biểu đồ phải đảm bảo đầy đủ: tên biểu đồ, ghi chú, chia khoảng cách năm chính xác,...
- Nhận xét biểu đồ gồm 2 dạng:
+ Có năm: xem qua các năm số liệu tăng hay giảm (dẫn chứng)
+ Không có năm: đưa ra số liệu cao nhất, số liệu thấp nhất, lấy số liệu cao nhấtso sánh với tất cả số liệu còn lại (dẫn chứng)
- Nhận xét biểu đồ phải rõ ràng, mỗi ý một gạch đầu hàng
- Vẽ và nhận xét biểu đồ phải đảm bảo tính thẩm mỹ, chính xác cao
2.2. Biết tận dụng và khai thác hiệu quả phương tiện học Atlat
Atlat địa lí là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và có hệ thống giúp học sinh học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí, kết hợp với việc đổi thường xuyên với giáo viên bộ môn, bạn bè, hoặc nhóm học tập để nắm vững và tái hiện kiến thức bằng hệ thống các bài tập, bài tự kiểm tra sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc ôn tập.
Lưu ý khi khai thác Atlát cần:
- Nắm được các phương pháp thể hiện, các kí hiệu bản đồ sử dụng trong atlat.
- Đọc atlat phải theo trình tự khoa học và logic, ví dụ: Muốn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta thì trước tiên chúng ta cần dựa vào phụ lục để biết nội dung cần tìm hiểu nằm ở các trang nào của atlat. Tiếp theo là đọc chú giải để biết nội dung được thể hiện trên bản đồ và rút ra được các kiến thức có tính tổng quát.
- Nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí cần tìm hiểu...
2.3. Lưu ý khi làm bài thi
Khi làm bài: Nếu ôn tập kĩ nhưng không có phương pháp làm bài sáng tạo, khoa học chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả cao, nên khi làm bài cần:
- Đọc kĩ đề để tránh lạc đề là yếu tố hết sức quan trọng: Phần lớn học sinh chủ quan đọc qua loa nên dễ nhầm lẫn kiến thức hoặc làm bài không đúng, đủ yêu cầu của nội dung yêu cầu.
- Xác định nội dung của đề nằm trong phần nào của trương trình (địa lí tự nhiên, dân cư hay điạ lí ngành kinh tế), từ đó vạch ý cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng phần.Ví du, địa lí ngành kinh tế cần trình bày: Điều kiện phát triển (thuận lợi, khó khăn), tình hình phát triển, ý nghĩa mang lại và giải pháp phát triển bền vững là gì...hoặc địa lí vùng kinh tế cần tìm hiểu về vị trí địa lí, ý nghĩa về vị trí, thế mạnh của vùng (tự nhiên, kinh tế - xã hội), khó khăn và giải pháp...
- Câu nào thuộc thì làm trước, tránh làm mất thời gian với những câu không thuộc.
- Trình bày bài phải khoa học, logic theo từng ý (chia ra ý lớn, ý nhỏ riêng biệt), nhằm tránh chồng chéo, lặp và thiếu ý, đồng thời với chữ nghĩa rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp hợp lí là yếu tố quan trọng giúp học sinh đạt điểm cao.
Tham khảo thêm
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 46
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 45
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 61
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 44
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 60
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 34
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 43
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 59
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 33
- doc
Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 42