Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
Nhằm giúp các em củng cố các về Kinh tế Bắc Mĩ đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài về kiến thức này eLib xin giới thiệu nội dung Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 38. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 87 SBT Địa lí 7
Hoàn thành sơ đồ dưới đây để nêu rõ điều kiện và nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển ở trình độ cao:
Phương pháp giải
Cần nắm được điều kiện và nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển ở trình độ cao để hoàn thành bảng:
- Diện tích đất nông nghiệp lớn
- Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Gợi ý trả lời
2. Giải bài 2 trang 87 SBT Địa lí 7
Dựa vào bảng thống kê dưới đây (năm 2001):
Em hãy:
a) Tính sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của ba nước và ghi vào cột 4 ở bảng trên.
b) Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực có hạt/người của ba nước.
c) Từ biểu đồ trên, em rút ra nhận xét gì?
Phương pháp giải
a) Để tính sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của ba nước, ta sử dụng công thức:
Bình quân lương thực có hạt/ đầu người = Sản lượng lương thực/ Dân số
b) Từ số liệu đã tính toán ở trên để vẽ biểu đồ cột
c) Từ biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu đã cho để so sánh:
- Nước có bình quân lương thực/người cao và thấp
- Liên hệ giữa sản lượng, dân số và bình quân lương thực/người
Gợi ý trả lời
a)
b) Vẽ biểu đồ
c) Nhận xét:
- Nhìn chung, các nước Bắc Mĩ có bình quân lương thực khá cao, Ca na da có bình quân lương thực/người cao nhất. Hoa Kì có bình quân lương thực/người cao thứ 2, và thấp nhất là Mê hi cô.
- Sản lượng lương thực của Ca na da thấp hơn Hoa Kì, nhưng dân số của Ca na da ít hơn nên có bình quân lương thực/người cao hơn.
- Mê hi cô có sản lượng lượng lương thực thấp và dân số đông nên bình quân lương thực/người thấp.
3. Giải bài 3 trang 88 SBT Địa lí 7
Quan sát hình 38.2 – Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ, tr. 20 SGK, em hãy:
a) Hoàn thành sơ đồ dưới đây:
b) Kết hợp với SGK, nêu nhận xét về sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
Phương pháp giải
- Dựa vào lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ để xác định các sản phẩm nông nghiệp:
+ Đồng bằng Bắc Mĩ: lúa mì, ngô,...
+ Núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì: lúa mì, bò
+ Tây Nam Hoa Kì: bông, cam, nho
+ Sơn nguyên Mê-hi-cô: lúa mì, ngô, cà phê,...
- Từ sự phân bố các sản phẩm trên để nêu nhận xét sự phân bố sản xuất nông nghiệp: lúa mì, ngô, bò
Gợi ý trả lời
a)
b) Nhận xét:
- Vùng đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ trước đây sản xuất chuyên canh thành các vành đai nông nghiệp.
- Hiện nay sản xuất trở nên đa canh, tuy nhiên các sản phẩm chính phân bố vẫn khá tập trung.
+ Lúa mì tập trung ở vùng phía nam Ca na da, phía bắc Hoa Kì và phía nam Mê hi cô.
+ Ngô: phía đông Hoa Kì và phía nam Mê hi cô.
+ Bò: vùng Cooc – đi – e và vùng trung tâm Bắc Mĩ.
4. Giải bài 4 trang 88 SBT Địa lí 7
Cho biết ý kiến của em về câu dưới đây:
Một hạn chế của sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nhiều nông sản có giá thành cao nên bị cạnh tranh mạnh trên thị trường.
a) Đúng b) Sai
Phương pháp giải
Để xác định câu trên đúng hay sai cần nắm được hạn chế của sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ
Gợi ý trả lời
Một hạn chế của sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nhiều nông sản có giá thành cao nên bị cạnh tranh mạnh trên thị trường.
Chọn: Đúng
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 40: TH: Tìm hiểu vùng CN truyền thống và vùng CN "Vành đai Mặt Trời"
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 43: Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-đet