Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
Mời các em cùng eLib củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm bài về Thiên nhiên Bắc Mĩ với tài liệu Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 36. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 83 SBT Địa lí 7
Dựa vào SGK và bài giảng của thầy cô giáo, hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây:
Phương pháp giải
Cần có kiến thức về đặc điểm địa hình Bắc Mĩ để hoàn thành sơ đồ:
- Phía tây: hệ thống núi Cooc-đi-e
- Trung tâm: đồng bằng
- Phía đông: núi già và sơn nguyên
Gợi ý trả lời
2. Giải bài 2 trang 84 SBT Địa lí 7
Qua sơ đồ em vừa hoàn thành ở câu 1, hãy cho biết tại miền núi Cooc-đi-e và miền núi A-pa-lat ở Bắc Mĩ có thể phát triển được những ngành kinh tế nào?
Phương pháp giải
Căn cứ vào đặc điểm địa hình của miền núi Cooc-đi-e và miền núi A-pa-lat để xác định ngành kinh tế có thể phát triển:
- Thủy điện
- Khai thác khoáng sản
- Lâm nghiệp
Gợi ý trả lời
Miền núi Cooc-đi-e và miền núi A-pa-lat ở Bắc Mĩ có thể phát triển được những ngành kinh tế:
- Trồng rừng, khai thác và chế biến lâm sản.
- Phát triển thủy điện.
- Khai thác và chế biến khoáng sản.
3. Giải bài 3 trang 84 SBT Địa lí 7
Quan sát hình 36.3 - Lược đồ các kiểu khí hậu Bắc Mĩ, tr.115 SGK và dựa vào SGK, vốn hiểu biết, hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây:
a) Sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ (theo chiều Bắc - Nam)
b) Sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông - Tây
Phương pháp giải
Dựa vào lược đồ các kiểu khí hậu để xác định đặc điểm các kiểu khí hậu:
- Theo chiều Bắc- Nam: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới, hoang mạc
- Theo chiều Đông- Tây: Phía tây và phía đông kinh tuyến 100oT
Gợi ý trả lời
a) Sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ (theo chiều Bắc - Nam)
b) Sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông - Tây
4. Giải bài 4 trang 84 SBT Địa lí 7
Quan sát hình 36.2 và 36.3 tr. 114, 115 SGK, nêu tên và sự phân bố các kiểu rừng ở Bắc Mĩ.
Phương pháp giải
Dựa vào hai lược đồ trên để xác định sự phân các kiểu rừng:
- Rừng lá kim: bắc lục địa Bắc Mĩ, Ca – na – da
- Rừng lá rộng: đông Hoa Kì
- Rừng cận nhiệt đới: duyên hải phía tây Hoa Kì
- Xa van: đông Mê – hi – cô
- Rừng nhiệt đới ẩm: Trung Mĩ
Gợi ý trả lời
- Rừng lá kim: phân bố ở phía bắc lục địa Bắc Mĩ, đất nước Ca – na – da.
- Rừng lá rộng: phân bố ở phía đông Hoa Kì.
- Rừng cận nhiệt đới: phân bố ở duyên hải phía tây Hoa Kì.
- Xa van: phía đông Mê – hi – cô.
- Rừng nhiệt đới ẩm: phân bố ở Trung Mĩ.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 40: TH: Tìm hiểu vùng CN truyền thống và vùng CN "Vành đai Mặt Trời"
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 43: Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-đet