Giải SBT Sinh 6
Mục lục nội dung
1. Nhận định môn Sinh học 6
Ở bậc tiểu học kiến thức sinh học được lồng ghép vào trong môn Tự nhiên xã hội lớp 1, lớp 2, lớp 3 và môn Khoa học lớp 4, 5, nhưng nội dung kiến thức mới chỉ dừng lại ở mức độ đại cương về một vài hiện tượng, vấn đề thực tế cơ bản.
Lên cấp bậc THCS, Sinh học được tách ra là một môn riêng lẻ với nội dung kiến thức rộng và hệ thống hơn khiến các em không khỏi lạ lẫm.
Sinh học lớp 6: Là một môn khoa học đa ngành, có khối lượng kiến thức khá rộng nên để học tốt môn học này học sinh không chỉ phải nắm vững kiến thức của các môn học có liên quan mà còn cần tới sự sáng tạo, tư duy linh hoạt.Nội dung kiến thức môn học bao quát về Hệ thực vật: từ cây cối, hoa, lá, quả, hạt.... rất gần gũi với đời sống thường ngày của chúng ta, nhưng nó đi chi tiết về cấu tạo, vai trò, cơ chế hoạt động và phương thức sinh sản của từng bộ phận rễ - thân- lá- hoa- quả- hạt.
2. Một số bí quyết học tốt môn Sinh học 6
2.1. Nội dung bài tập SBT Sinh học 6
Nội dung chương trình bài tập SBT Sinh học 6 bám sát nội dung chương trình SBT Sinh học 6. Gồm 12 chương với 53 bài. Khái quát các nội dung về cấu tạo các bộ phận của thực vật, phân loại các nhóm thực vật, .......
2.2. Các dạng bài tập chính trong chương trình SBT Sinh học 6
Các dạng bài tập chính trong chương trình Sinh học 6:
- Các dạng bài tập cơ bản về cấu tạo các bộ phận của cây như: rễ, thân, lá,...
- Các dạng bài tập về chức năng như: cơ quan sinh dưỡng, sinh sản, chức năng miền hút,...
- Các dạng bài tập so sánh để thấy được chiều hướng tiến hóa và sự thích nghi của thực vật...
2.3. Có tinh thần đam mê học tập
Bản thân phải có tinh thần tự học là chính để từ đó các em có được kiến thức sơ bộ về thiên nhiên sau đó nó sẽ kích thích sự tìm tòi cao hơn về kiến thức tạo niềm đam mê trong môn học.
Tích cự tham gia các hoạt động nhóm trên lớp, làm thí nghiệm, sưu tầm một số mẫu vật... để có cái nhìn trực quan sinh động
2.4. Biết cách thu nhận thông tin
Kiến thức cần thu thập đã có trong sách giáo khoa và có thực tế. Tuy nhiên không nên chỉ có học thuộc lòng cả bài như cách SGK trình bày mà các em hãy lựa chọn ra những thông tin quan trọng cần ghi nhớ .
2.5. Xử lý thông tin
Không nên cố ghi nhớ thông tin khi không biết thông tin đó có ý nghĩa gì. Các em phải tự mình đặt ra các câu hỏi ví dụ như khi tìm hiểu về một bộ phận nào đó của cây: ở bước1 các em thu thập được thông tin về cấu tạo thì các em cần đặt ra câu hỏi : tại sao lại cấu tạo như thế?Cái này dùng để làm gì? Có ý nghĩa gì?....
Biết cách xử lý thông tin bằng các câu hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc hơn và nhớ lâu hơn.
2.6. Lưu trữ thông tin
Các em ghi thông tin một cách tóm tắt và có hệ thống vào vở của mình. Có thể tự tìm cách sắp xếp thông tin theo cách riêng của mình miễn là cách đó giúp các em nhớ thôn tin tốt nhất và nhanh nhất (ví dụ sau mỗi chương học về một bộ phận của cây các em nên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống lại nội dung kiến thức).
2.7. Thường xuyên giải bài tập
Giải bài tập là một bí quyết để học tốt môn Sinh học. Các bạn học sinh nên hiểu rõ vấn đề trước khi luyện bài tập, luyện nhiều bài, áp dụng linh hoạt các công thức. Để giải được bài tập học sinh cần tìm ra những đặc điểm chung, đặc điểm riêng của các sự vật, hiện tượng, quy luật trong môn Sinh học.
2.8. Không nên học “vẹt”
Sinh học là một môn có kiến thức lý thuyết khá nhiều nên các bạn học sinh dành rất nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, các bạn không nên chỉ học thuộc lòng. Học thuộc lòng tạo cho người người học tiếp cận kiến thức một cách thụ động. Có thể bạn thuộc làu những phần được hỏi khi được hỏi xuôi nhưng nếu hỏi ngược thì rất nhiều bạn rơi vào tình trạng khó khăn vì không hiểu bản chất của vấn đề.
Tham khảo thêm
- doc
Giải SBT Sinh 6 Bài 45
- doc
Giải SBT Sinh 6 Bài 25
- doc
Giải SBT Sinh 6 Bài 43
- doc
Giải SBT Sinh 6 Bài 18
- doc
Giải SBT Sinh 6 Bài 24
- doc
Giải SBT Sinh 6 Bài 42
- doc
Giải SBT Sinh 6 Bài 17
- doc
Giải SBT Sinh 6 Bài 23
- doc
Giải SBT Sinh 6 Bài 36
- doc
Giải SBT Sinh 6 Bài 41