Giải SBT Sinh 6 Bài 25: Biến dạng của lá

eLib xin giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học Bài 25: Biến dạng của lá nhằm giúp các em biết được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và môi trường sống. Từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá. Mời các em cùng tham khảo!

Giải SBT Sinh 6 Bài 25: Biến dạng của lá

1. Giải bài 8 trang 38 SBT Sinh học 6

Quan sát hình 25.1 - 25.7 SGK, nêu đặc điểm hình thái của lá biến dạng, tên lá biến dạng và chức năng của lá biến dạng đối với cây.

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Biến dạng của lá
  • Lá của một số loại cây đã biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như lá biến thành gai, lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc, lá vảy, lá dự trữ chất hữu cơ, lá bắt mồi,...

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 5 trang 39 SBT Sinh học 6

Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không? Vì sao? Cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận?

Phương pháp giải

Màu xanh ở lá, thân non do các hạt diệp lục (sắc tố quang hợp) quy định.

Hướng dẫn giải

  • Những thân non có màu xanh có tham gia quang hợp vì trong tế bào của nó cũng có lục lạp chứa chất diệp lục.
  • Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do thân cây, cành cây đảm nhận, vì thân và cành của những cây này cũng có lục lạp (thường có màu xanh).

3. Giải bài 14 trang 42 SBT Sinh học 6

Cây nào sau đây có lá ngọn dạng tua cuốn?

A. Cây mồng tơi.

B. Cây đậu Hà Lan.

C. Cây bèo đất.

D. Cây hành.

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Biến dạng của lá
  • Lá của một số loại cây đã biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như lá biến thành gai, lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc, lá vảy, lá dự trữ chất hữu cơ, lá bắt mồi,...

Hướng dẫn giải

Cây đậu Hà Lan có lá ngọn dạng tua cuốn. 

Chọn B

Ngày:28/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM