Giải SGK Địa lí 11
Mục lục nội dung
1. Phương pháp học tốt môn Địa lí 11
1.1. Hãy chép tay thay vì học “thuộc lòng”
1.2. Phân bài học ra thành từng phần
1.3. Dùng sơ đồ cây để hệ thống kiến thức chính
1.4. Biết cách chọn lọc thông tin để học
2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 11
2.1. So sánh sự giống và khác nhau để nhớ kiến thức
1. Phương pháp học tốt môn Địa lí 11
1.1. Hãy chép tay thay vì học “thuộc lòng”
Đây là cách học bài “mau thuộc lâu quên” không chỉ dành cho môn Địa mà còn cho tất cả các môn học khác. Khoa học đã chứng minh, thông tin mà chúng ta học thuộc chỉ được bộ não ghi nhớ tạm thời. Nếu không học thường xuyên thì kiến thức sẽ nhanh chóng bị quên đi. Dù tại thời điểm này, các em có thể nhắm mắt đọc hết lý thuyết về Địa lí tự nhiên nhưng một vài tháng sau kiến thức mà các em còn nhớ là rất ít.
Vì vậy, các em hãy bỏ thói quen cầm sách học thuộc bằng việc ghi chép lại. Ghi lại các nội dung lý thuyết, kiến thức bắt buộc phải nhớ vào sổ, hãy cố gắng ghi lại thật ngắn gọn, rõ ràng, sạch đẹp... Nhớ là sẽ chẳng ai muốn ngồi đọc một cuốn sổ tẩy xóa hoặc “chữ bác sĩ” cả.
Ngoài ra, việc ghi chép kiến thức sẽ tạo nên một bộ tài liệu cá nhân giúp các em ôn tập lại bất cứ khi nào cần.
1.2. Phân bài học ra thành từng phần
Rất nhiều em thường bị nhầm lẫn giữa các mốc thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện… Để tránh nhầm lẫn, các em nên phân bài học của mình ra từng phần. Một bài học dài sẽ rất khó nhớ, nhưng khi chia thành các phần nhỏ thì sẽ nhớ nhanh hơn.
Mỗi phần các em nên viết ra giấy những ý chính. Đánh dấu những phần quan trọng bắt buộc phải nhớ. Học đến đâu chắc đến đấy để không bỏ sót kiến thức.
1.3. Dùng sơ đồ cây để hệ thống kiến thức chính cần nhớ
Các em có thể hình dung khung kiến thức cơ bản mà mình cần ôn tập giống như chiếc rễ cây. Bắt đầu từ gốc tỏa ra những chiếc rễ lớn. Từ rễ lớn lại tỏa ra các rễ nhỏ.
Vì vậy, để nắm rõ được nội dung kiến thức cốt lõi các em nên hệ thống lại phần kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ cây. Đọc và tìm các ý chính, gạch chân, xác định từ khóa và phát triển ý trên sơ đồ.
Các em sẽ không còn phải cầm một cuốn sách “nặng trình trịch” để học nữa. Toàn bộ kiến thức của một bài sẽ được thể hiện cô đọng, súc tích, nhìn vào sơ đồ sẽ nắm được ngay đâu là các ý chính quan trọng cần phải nhớ.
Nên chú ý trình bày sơ đồ sao cho thật sáng sủa, khoa học. Để sơ đồ ngắn gọn, dễ nhìn học sinh cũng có thể dùng ký hiệu viết tắt, miễn là các em hiểu được nội dung
1.4. Biết cách chọn lọc thông tin để học
Với môn Địa lí, việc để nhớ hết tất cả những dữ kiện không phải là một điều dễ dàng. Chúng ta chỉ cần chọn lọc thông tin, học những gì mấu chốt nhất của kiến thức đó. Hãy chú tâm vào những sự kiện nổi bật, quan trọng mà thầy cô thường nhắc tới.
Tuy nhiên cũng không vì thế mà các em học tủ, học lệch. Nhất là những em học sinh học ban xã hội.
Cách nhớ lâu môn Địa lí chính là học đến đâu ghi chép đến đấy. Hãy tự viết lại những kiến thức chính sau một bài học.
2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 11
2.1. So sánh sự giống và khác nhau để nhớ được nhiều kiến thức cùng lúc
Cách học bài “mau thuộc lâu quên” môn Địa này rất dễ mà hiệu quả mang lại thì cao không tưởng. Học sinh chỉ đưa ra tiêu chí so sánh chung cho hai hay nhiều sự kiện, sự việc ở cùng thời điểm… Lượng kiến thức lớn cần học tự nhiên sẽ được giảm xuống rất nhiều.
Sau khi đã đưa ra được các điểm giống và khác nhau, tóm gọn các ý giống nhau lại. Các ý khác nhau cần học còn lại sẽ không nhiều, như vậy chỉ cần học một mà học sinh sẽ nhớ được nhiều kiến thức hơn.
2.2. Hệ thống hóa kiến thức khoa học
Hệ thống hóa kiến thức là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình học tập địa lí lớp 11.
Như đã nói ở phần trên, kiến thức địa lí rất rộng, bao gồm địa lí Việt Nam và địa lí thế giới, phân tách nhỏ hơn còn có địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lý kinh tế. Nếu học sinh mà không có cách khái quát kiến thức thì không thể nào học tốt được bộ môn này.
Theo kinh nghiệm thì muốn nhớ lâu học tốt Địa lí thì học sinh có thể dùng sơ đồ hình xương cá để khái quát những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Những ý chính, trọng tâm sẽ được vạch ra giúp học sinh dễ dàng nhớ lại kiến thức.
Trong lúc làm bài thi học sinh chỉ cần nhớ sơ đồ này rồi triển khai theo các ý chính một cách mạch lạc thì chắc chắn kết quả sẽ rất cao.
2.3. Luôn luôn liên tưởng với thực tế
Nếu các em cảm thấy lý thuyết môn Địa lí thật khô khan thì hãy liên tưởng với thực tế. Việc liên tưởng sẽ giúp kiến thức trở nên sinh động dễ nhớ hơn. Ví dụ, học đến phần “Địa lí các vùng kinh tế”, các em có thể liên tưởng đến thực tế. Ở đó có những biểu hiện đặc trưng gì giống với thông tin trong bài học?
Trong bài “Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ”. Các em cần nhớ thế mạnh của vùng là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, thủy điện, nông lâm nghiệp nhiệt đới…
Hãy liên tưởng các thế mạnh trên có xuất hiện đặc trưng ở những đâu. Thế mạnh về thủy điện thì không thể không nghĩ đến nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Du lịch thì có Sa Pa, Lào Cai quá nổi tiếng… Như vậy, bằng cách liên tưởng này, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.
Tham khảo thêm
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Bài 12 (tiết 1)
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Bài 11 (tiết 3)
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Bài 11 (tiết 2)
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Bài 11 (tiết 1)
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Bài 10 (tiết 2)
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Bài 10 (tiết 1)
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Bài 9 (tiết 2)
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Bài 9 (tiết 1)
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Bài 8 (tiết 2)
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Bài 5 (tiết 3)