Giải SGK Sinh 12

Chương trình Sinh học lớp 12 bao gồm một lượng kiến thức rộng và khó. Với các kiến thức khó như: phần di truyền học... Để giúp các em nâng cao hiệu quả học tập, tiết kiệm thời gian làm bài, eLib đã tổng hợp các bài tập SGK Sinh học 12 bao gồm phương pháp giải nhanh chóng và hướng dẫn giải rõ ràng cho từng bài tập. Mời các em cùng tham khảo!

1. Nhận định môn Sinh học 12

Nhiều người cho rằng Sinh học là một môn học thuộc lòng không có gì sáng tạo, một số khác lại cho rằng đây là môn học khó vì kiến thức rộng rất khó nhớ và đặc biệt là thi khó đạt được điểm cao (nhất là điểm tối đa). Những nhận xét trên đều có phần đúng và không đúng.

- Thứ nhất, Sinh học là một môn khoa học ứng dụng vì thế nếu muốn học giỏi môn học này người học cần phải nắm vững kiến thức cả các môn học khác như toán, hoá và lí và vì thế rất cần cách học thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, cũng như các môn học khác người học cần phải hiểu bản chất và học cách vận dụng kiến thức chứ không phải chỉ biết học thuộc lòng một cách máy móc.

- Thứ hai, Sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống nên kiến thức rất rộng bao gồm từ mức độ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Vì thế muốn nắm bắt được những nguyên lí cơ bản của sự sống cần phải biết cách học, biết cách liên hệ kiến thức của các phần lại với nhau, biết nhìn nhận các mức độ tổ chức của sự sống như những hệ thống mở luôn tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường không ngừng biến đổi. Nếu chỉ biết học thuộc lòng mà không tìm hiểu các khái niệm, hiện tương một cách thấu đáo nên khi đi thi gặp các câu hỏi vận dụng đôi chút học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong trả lời.

2. Một số bí quyết học tốt môn Sinh học 12

2.1. Nội dung bài tập SGK Sinh học 12

Nội dung chương trình bài tập SGK Sinh học 12 bám sát nội dung chương trình SGK Sinh học 12. Gồm 10 chương với 46 bài. Khái quát nội dung Cơ chế di truyền, Tính quy luật của các hiện tượng di truyền, Tiến hóa, Sinh thái và sinh quyển,....

2.2. Các dạng bài tập chính trong chương trình SGK Sinh học 12

Các dạng bài tập chính trong chương trình Sinh học 12: 

  • Các dạng bài tập cơ bản về di truyền như: gen, ADN, số nucleotit,...
  • Các dạng bài tập về di truyền học quần thể
  • Các dạng bài tập về Sinh thái học

2.3. Đam mê môn Sinh học

Đây được coi là yếu tố đầu tiên để có thể học tốt môn Sinh, chỉ cần yêu thích môn học thì dù có khó đến đâu bạn cũng sẽ có động lực để học. Môn Sinh học gắn liền với đời sống hàng ngày, nếu bạn để ý thì sẽ thấy được Sinh học luôn hiện hữu trong mọi sự vật, hoàn cảnh xung quanh cuộc sống chúng ta.

2.4. Bám sát kiến thức sách giáo khoa

Kiến thức trong sách giáo khoa là cơ bản nhất.

Sách giáo khoa là nơi chứa những kiến thức cơ bản trong các kỳ thi. Bám sát kiến thức trong sách giáo khoa những khái niệm, đặc trưng, quy luật, công thức sẽ là nền tảng, hành trang cho bạn để tiếp cận với những kiến thức mở rộng, nâng cao hơn.

2.5. Thường xuyên giải bài tập

Giải bài tập là một bí quyết để học tốt môn Sinh học. Các bạn học sinh nên hiểu rõ vấn đề trước khi luyện bài tập, luyện nhiều bài, áp dụng linh hoạt các công thức. Để giải được bài tập học sinh cần tìm ra những đặc điểm chung, đặc điểm riêng của các sự vật, hiện tượng, quy luật trong môn Sinh học.

2.6. Không nên học “vẹt”

Sinh học là một môn có kiến thức lý thuyết khá nhiều nên các bạn học sinh dành rất nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, các bạn không nên chỉ học thuộc lòng. Học thuộc lòng tạo cho người người học tiếp cận kiến thức một cách thụ động. Có thể bạn thuộc làu những phần được hỏi khi được hỏi xuôi nhưng nếu hỏi ngược thì rất nhiều bạn rơi vào tình trạng khó khăn vì không hiểu bản chất của vấn đề.

2.7. Tổng hợp kiến thức theo sơ đồ tư duy

Một phương pháp học hiệu quả là sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy môn Sinh học 12 Cơ chế di truyền cấp phân tử

Đây là một phương pháp học rất hiệu quả đối với môn Sinh học. Hình thành kiến thức trên những cành cây, mỗi nhánh là một ý thì khi nhìn vào bản sơ đồ việc nắm kiến thức sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và đi vào đầu một cách nhanh chóng. Với mỗi bài học bạn làm một sơ đồ tư duy thì đến khi ôn lại bài thì chỉ cần nhìn vào sơ đồ đó bạn có thể tổng hợp lại kiến thức.

2.8. Tự học

Tự học sẽ giúp cho bạn sắp xếp được thời gian phù hợp với bản thân và tìm thấy sự say mê trong việc học của mìn. Tự học cần kết hợp song song cả phần lý thuyết và phần thực hành. Soạn đề cương cho bản thân để kiểm tra trình độ của mình đang ở mức nào, phần nào chưa vững cần bổ sung và phần nào cần nâng cao kiến thức. Với cách học như vậy thì môn Sinh học sẽ trở nên dễ dàng trong mắt bạn.

2.9. Tái hiện lại kiến thức

Trên lớp ghi chép đầy đủ kiến thức và lắng nghe giáo viên giảng bài. Sau khi về nhà thì bắt đầu tái hiện lại kiến thức vừa học được. Đối với lý thuyết thì lập dàn ý chi tiết theo các ý chính còn đối với phần bài tập thì tiến hành làm lại và cố gắng không nhìn vào đáp án của giáo viên. Trước khi bước vào buổi học sau thì lấy lại bài đọc lại một lần nữa để tái hiện lại kiến thức.

2.10. Chăm chỉ, chịu khó

Ngoài giờ học trên lớp, bạn cũng phải chăm chỉ luyện bài tập để tạo thành phản xạ. Thói quen phản xạ nhanh chính là một phương pháp học Sinh rất hiệu quả. Khi hình thành được phản xạ thì bạn sẽ không phải lo lắng trước một bài tập khó.

2.11. Học nhóm

Học nhóm cũng là một bí quyết để bạn học tốt môn Sinh học. Khi học với những người bạn, những phần nào chưa hiểu bạn có thể hỏi bạn của mình. Bạn cũng có thể giải đáp những phần mà bạn mình chưa hiểu để cùng nhau tiến bộ trong học tập.

2.12. Luôn có một cuốn sổ tay bên cạnh

Với một chiếc sổ tay bên cạnh sẽ giúp cho bạn cập nhập những vấn đề liên quan đến môn Sinh học như các công thức, những bài toán khó, những mẹo giải bài. Đây cũng là một phương pháp giúp cho học Sinh học một cách dễ dàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM