Văn thuyết minh lớp 9

Ở chương trình lớp 8 THCS các em đã được làm quen với dạng văn mẫu thuyết minh. Văn thuyết minh đòi hỏi ở các em kĩ năng viết và tư duy rất cao. Chính vì thế eLib đã biên soạn một những đề văn thuyết minh dưới đây để các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

1. Giới thiệu bài văn thuyết minh lớp 9

Trong trường THCS hiện nay một vấn đề luôn nan giải, khó khăn đối với các em học sinh hiện nay là việc học Tập làm văn. Đặc biệt đối với học sinh lớp 9 môn Tập làm văn lại càng khó hơn bởi các em phải làm quen với một kiểu văn bản hoàn toàn mới: Đó là văn thuyết minh. Dưới đây là những bài văn mẫu thuyết minh để các em tham khảo. Mời các em tham khảo nội dung từng bài văn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Những yêu cầu khi làm bài văn thuyết minh lớp 9

2.1. Tìm hiểu đề

Để có một bài văn hoàn chỉnh người viết phải trải qua năm bước (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn, đọc và sửa bài), trong đó tìm hiểu đề là bước thứ nhất. Kĩ năng tìm hiểu đề là kĩ năng định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện một bài tập làm văn. Tuy vậy đa số học sinh thường không chú ý đến bước này. Vì vậy trong quá trình làm bài các em thường lạc đề hoặc lệch đề nên bài văn thường không có điểm cao.

Cũng chính vì lẽ đó hướng dẫn các em làm tốt bước này sẽ giúp học sinh tránh được việc lạc đề, lệch đề. Từ đó bài văn sẽ tốt hơn.

Nắm được hạn chế đó của học sinh nên tôi luôn hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước các đề trong bài học. Yêu cầu học sinh gạch chân vào các từ “khóa” của đề bài.Trên cơ sở đó các em sẽ biến nó thành một kĩ năng cần thiết trước khi viết bài.

Để học sinh xem tìm hiểu đề là một bước không thể thiếu khi làm bài thì giáo viên phải giúp các em thành thạo bước này trong quá trình dạy học. Người giáo viên nên tận dụng thời gian để cho các em luyện tập.

2.2. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Thế nào là đoạn văn? Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn thường có câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề. Ta thường có đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song hành, …

Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Vì vậy viết tốt đoạn văn là một trong những điều kiện để có một bài văn hay.

2.3. Phương pháp làm bài

- Sau khi nhận đề học sinh tuyệt đối không nên làm bài ngay, sẽ dễ bị lạc đề. Điều trước tiên là các em dùng bút (nên dùng bút chì) gạch dưới những từ ngữ quan trọng có trong đề bài để trên cơ sở đó bám sát yêu cầu của đề trong quá trình làm bài và tránh được lạc đề. Hiểu rõ và đúng nghĩa các từ này. Sau khi nắm vững yêu cầu của đề, các em tập trung cho công việc lập dàn bài chi tiết. Đọc đi đọc lại dàn bài để tìm xem có còn thiếu sót để bổ sung thêm. Tiếp theo tìm dẫn chứng để minh họa hoặc lồng ghép các minh chứng có liên quan vào các lý lẽ phân tích của mình. Dẫn chứng càng phong phú (có chọn lọc, tránh tham lam) và độc đáo sẽ nâng chất lượng bài làm của mình lên. Tránh viết lan man và quá dài gây nhàm chán, lạc lõng dễ đi đến việc phân tích không sát chủ đề. Những bài làm như thế này chắc chắn không thể đạt điểm trung bình, nếu không nói là điểm kém.

- Ngoài ra, phong cách thể hiện (là văn phong của mỗi học sinh) là điều vô cùng quan trọng, các em cần thể hiện sự sáng tạo trong bài làm. Cách viết hay cách thể hiện khác lạ dễ gây chú ý giám khảo, nếu sự khác lạ đó độc đáo chắc chắn các em sẽ đạt điểm cao.

- Để đạt điểm tốt bài làm văn của mình, các em phải thường xuyên rèn kỹ năng viết bằng nhiều cách như: tự ra đề và làm bài, sau đó nhờ anh chị hay thầy cô xem lại và góp ý; tập viết văn những khi có thời gian rỗi.

2.4. Liên kết đoạn văn trong văn bản

Một bài văn được tạo thành bởi nhiều đoạn văn liên kết lại với nhau. Bài văn là một chỉnh thể hoàn chỉnh nên giữa các đoạn văn cần có sự liên kết với nhau. Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý của cả đoạn vừa phân biệt nhau vừa liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản. Muốn vậy, phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp.

3. Các kiểu bài văn thuyết minh lớp 9

3.1. Thuyết minh về một loài sinh vật

a. Thuyết minh một loài sinh vật (loài cây, loài con) là trình bày những hiểu biết về loài sinh vật đó. Người viết cần giới thiệu được sinh vật đó trong thiên nhiên và trong đời sống của con người. Nếu có thể, cần giới thiệu được lịch sử ra đời của nó, và những biến đổi theo vùng, miền, theo thời gian (một cách khái quát).

Những sinh vật (cây, con) gần gũi đối với học sinh có thể là con mèo, con chó, con gà, con trâu, con ngựa… , những loài cây có thể là cây lúa, cây ngô, cây cau, cây mía, cây chè, cây tre, cây dừa, cây phượng… , các loại cây hoa như hoa nhài, hoa hồng, hoa giấy, phong lan,…

Thuyết minh về một loài sinh vật bao giờ cũng phải nêu được hình dáng, tập tính, cách nuôi dưỡng, chăm sóc như thế nào; lợi ích kinh tế thu được ra sao; làm thế nào để duy trì và phát triển,.

b. Khi thuyết minh về một loài sinh vật, người viết cần phải biết nguồn gốc, đặc điểm sinh học, thời gian sinh trưởng… của nó

Như vậy, ngoài những hiểu biết trực quan khi tiếp xúc, quan sát kĩ đối tượng từ nhiều phía, rất cần phải có những hiểu biết gián tiếp. Hỏi người lớn tuổi, tìm đọc những sách báo, tài liệu như các sách sinh vật học, các từ điển, các sách chuyên môn (ví dụ Hỏi đáp về thực vật, Bách khoa tri thức thế kỉ XXI,…) liên quan đến sinh vật đó ; ghi chép lại và sử dụng làm tư liệu để thuyết minh.

Nói chung, văn thuyết minh cần đảm bảo yếu tố khách quan, chính xác. Nhưng khi nói về loài cây, con vật gần gũi, thân thiết, vẫn có thể thể hiện tình cảm cá nhân của người viết. Chính điều này làm cho bài thuyết minh có màu sắc riêng, độc đáo.

Cần nhớ rằng có rất nhiều phương pháp thuyết minh. Hãy chọn lấy phương pháp chính và không quên việc có thể vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm để làm cho bài thuyết minh sinh động. Chính việc miêu tả những nét nổi bật của đối tượng kết hợp với các phương pháp thuyết minh được cân nhắc và lựa chọn sẽ giúp người viết có cơ hội để tạo lập một văn bản thuyết minh hay.

3.2. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Thuyết minh về một danh lam thắng cánh là giới thiệu cho người đọc những hiểu biết về danh lam thẳng cảnh đỏ. Trong bài thuyết minh, người học cẩn giới thiệu được vị trí, nét độc đáo xoay quanh danh thắng đó. Khi giới thiệu, bản thân người học phải có vốn kiến thức về danh thắng, kiến thức có được có thể do tham khảo sách vở, ti vi, hoặc đã từng trực tiếp đến tham quan. Nếu đó là di tích lịch sử. thì thường là nó sẽ gắn liền với kết cấu di tích, thời gian, sự kiện lịch sử, nhân vật, ýnghĩa của di tích đối với đất nước, địa phương.... Còn nếu đó là cảnh vật thì cần chú ý thuyết minh về nét đẹp độc đáo. nối bật của nó. Để có được một bài thuyết minh về danh lam thẳng cảnh hay. thì lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn, tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cư sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp, lời văn cần chính xác và biểu cảm.

Dàn ý chung:

a. Mớ bài

- Giới thiệu khái quát về tên gọi. vị trí địa lí, gắn liền với vùng miền nổi tiếng.

b. Thân bài

- Nguồn gốc, lịch sử, nhân vật lịch sử nào gắn liền.

- Kết cấu, hình dạng của danh thắng.

- Miêu tả vẻ đẹp của danh thắng.                                                            

- Ý nghĩa của danh thắng trong lòng mỗi con người khi tham quan..

c. Kết bài

- Ý nghĩa văn hóa, tư tưởng của danh thang đối với đất nước, địa phương.

Bày tỏ suy nghĩ cùa em về danh lam thẳng, cảnh đó.

4. Bí quyết để đạt điểm cao trong bài văn tự sự lớp 9

4.1. Nội dung lôi cuốn

Nội dung của một bài văn thuyết minh là cung cấp thông tin về đối tượng sự vật. Vì vậy để có một bài văn thuyết minh hay trước hết cần có thông tin hấp dẫn, thú vị. Đó chính là những nét độc đáo, ấn tượng của đối tượng, sự vật. Ví dụ như những con số biết nói, những hình ảnh ấn tượng, những nghiên cứu, phát minh,…. 

Tuy nhiên với những đối tượng không có sự hấp dẫn như phát minh hay những con số ấn tượng thì cần chỉ ra nét thú vị của đối tượng. Chúng ta cần khai thác sự đối lập, chi tiết, đặc điểm riêng của đối tượng. Ví dụ như cây bút dùng hàng ngày nhìn đơn giản nhưng bên trong lại có kết cấu khác phức tạp… Hay với bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh chúng ta có thể đưa các thông tin như danh lam ấy đã lưu lại dấu ấn của văn hóa lịch sử như thế nào?

Đặc biệt, bài văn thuyết minh là bài cung cấp tri thức cho người đọc (người nghe) để họ có thể hiểu, nắm được đặc điểm, bản chất một sự vật, hiện tượng nào đó. Vì thế muốn thuyết minh được mạch lạc, rõ ràng, người viết phải có vốn tri thức nhất định về điều mình viết. Muốn có tri thức, người viết phải trực tiếp tìm hiểu sự vật, quan sát, ghi chép, hỏi những người am hiểu,… Đó là cách tích lũy kiến thức trực tiếp. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tích lũy kiến thức gián tiếp thông qua sách vở, báo đài… 

Như vậy, đối với bài văn thuyết minh chúng ta cần phải khéo léo truyền sự thú vị cho người đọc, người nghe. Tìm ra những nét đặc biệt của sự vật, đối tượng để có những thông tin hấp dẫn cho bài văn của mình. 

4.2. Hình thức hấp dẫn

Khi một bài văn đã có được những nội dung hay thì cần được trình bày dưới một hình thức hấp dẫn, như vậy mới có thể có một bài văn trọn vẹn. Vì vậy khi đưa ra đặc điểm, thông tin về đối tượng người viết cần diễn giải trình bày sống động, thú vị, lôi cuốn người đọc. 

Theo thầy Nguyễn Phi Hùng để hình thức bài văn trở nên lôi cuốn người nghe, người đọc cần đảm bảo hai yếu tố. Thứ nhất là sử dụng biện pháp nghệ thuật như nhân hóa (Thuyết minh về tà áo dài: dưới dạng viết thư giới thiệu…), so sánh, ẩn dụ. Ngoài ra để bài văn thuyết minh cụ thể sinh động, hấp dẫn, học sinh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Bởi vì yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Tuy nhiên, thầy Hùng cũng nhấn mạnh rằng, khi sử dụng yếu tố miêu tả, học sinh không được nhầm lẫn giữa văn thuyết minh và văn miêu tả để tránh sai sót trong quá trình làm.

Thứ hai, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau như câu bị động, câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán… để tăng tính sinh động cho bài văn. Đặc biệt hơn chúng ta cần tìm ra giọng văn riêng cho bản thân, điều này sẽ không khó khăn khi chúng ta chịu khó rèn luyện và viết nhiều.

Như vậy, trong văn thuyết minh người viết, người nói cần phải biết linh hoạt sử dụng các yếu tố như miêu tả, biện pháp nghệ thuật để tăng sức hấp dẫn và làm cho đối tượng trong văn bản được nổi bật hơn. Đầu tiên cần phải khách quan, xác thức, hữu ích cho tất cả mọi người. Hơn nữa, trình bày trong văn bản thuyết minh cần có tính chính xác, rõ ràng, các câu văn phải được liên kết chặt chẽ mà vẫn giữ được sức hấp dẫn.

4.3. Nắm được các kỹ năng

Một bài văn thuyết minh tác phẩm văn học được đánh giá là hấp dẫn khi người viết phải vận dụng tốt kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm vào trong bài viết của mình. Khả năng cảm thụ và thẩm thấu các giá trị của tác phẩm đó sẽ giúp người viết truyền đạt được tư tưởng của tác giả thông qua bài viết của mình. Do vậy trong bài viết cần có các dẫn chứng thật sắc bén để chứng minh cho quan điểm của người viết, đó có thể là một câu nói của nhân vật hoặc một đoạn trích dẫn từ tác phẩm.

Ngoài những kỹ năng trên thì để làm tốt một bài văn thuyết minh tác phẩm văn học đòi hỏi teen phải có khả năng ghi nhớ được nội dung chính của tác phẩm, cũng như các nét chính về tác giả như sự nghiệp văn học, tư tưởng, tuyên ngôn nghệ thuật để bài viết thực sự sâu sắc và thuyết phục hơn.

4.4. Luyện tập viết nhiều

Để viết văn tốt, tiến bộ nhanh thì học sinh phải thường xuyên luyện tập, viết nhiều, đọc nhiều sẽ giúp tăng vốn từ cũng như khả năng diễn đạt, kết hợp các phương pháp làm văn thuần thục hơn. Đặc biệt, trong quá trình viết, các em cũng thấy được những hạn chế của bản thân để khắc phục, triển khai bài tốt hơn trong các bài viết sau.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM