Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Hướng dẫn Giải bài tập SBT Địa lí 10 bài 18 của eLib dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Giải bài 1 trang 48 SBT Địa lí 10

Thế nào là sinh quyển? Nêu giới hạn của sinh quyển và đặc điểm phân bố của sinh vật trong sinh quyển.

a) Khái niệm sinh quyển.

b) Giới hạn của sinh quyển.

c)  Đặc điểm sự phân bố của sinh vật trong sinh quyển.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về sinh quyển như khái niệm, giới hạn và đặc điểm phân bố để trả lời câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

- Khái niệm sinh quyển: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất

- Giới hạn

  • Giới hạn phía trên: Là nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển
  • Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất >11km); ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.

Như vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quuyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa

-  Đặc điểm sự phân bố của sinh vật trong sinh quyển:

Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, tập trung ở nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và phía dưới bề mặt đất.

2. Giải bài 2 trang 48 SBT Địa lí 10

Tô kín O trước ý trả lời đúng.

Sinh vật không thể xâm nhập và tồn tại ở tầng ô dôn vì

a) O tầng này hấp thụ tia tử ngoại, sẽ huỷ diệt sinh vật.

b) O tầng này có không khí rất đậm đặc.

c) O tầng này có nhiệt độ rất cao, sinh vật không thể sống được.

d) O tầng này có không khí rất loãng, chủ yếu là hêli và hiđrô.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: Sinh vật không thể xâm nhập và tồn tại ở tầng ô dôn vì tầng này hấp thụ tia tử ngoại, sẽ huỷ diệt sinh vật.

Gợi ý trả lời

Sinh vật không thể xâm nhập và tồn tại ở tầng ô dôn vì:

Sinh vật không thể xâm nhập vào tầng ô-dôn, vì ô-dôn hấp thụ tia từ ngoại, ngăn chặn không cho tia tử ngoại đi tới bề mặt đất. Tầng ô-dôn như một tấm áo giáp che chở cho sinh vật trên Trái Đất không bị hủy diệt.

→ Chọn a.

3. Giải bài 3 trang 49 SBT Địa lí 10

Hãy hoàn thành bảng dưới đây:

Phương pháp giải

Để hoàn thành bảng trên cần nắm rõ đặc điểm của nhân tố khí hậu như nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí, ánh sáng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật.

Gợi ý trả lời

4. Giải bài 4 trang 49 SBT Địa lí 10

Các câu dưới đây đúng hay sai?

a)   Các yếu tố của khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí,.. có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật.

O Đúng.               O Sai.

b)   Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển chứ không ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật.

O Đúng.               O Sai.

c)  Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật. ’

O Đúng.               O Sai.

d)  Con người vừa có tác động tích cực lại vừa có tác động tiêu cực đến sự phân bố sinh vật.

O Đúng.               O Sai.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật để xác định các câu trên đúng hay sai.

Gợi ý trả lời

a) Các yếu tố của khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí,..có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật.

→ Đúng.                                   

b) Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển chứ không ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật

→ Sai.

 c) Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật.

→ Đúng.                                   

d) Con người vừa có tác động tích cực lại vừa có tác động tiêu cực đến sự phân’bố sinh vật.

→ Đúng.

5. Giải bài 5 trang 50 SBT Địa lí 10

Quan sát sơ đồ dưới đây, hãy phân tích sự ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố thực vật.

Phương pháp giải

Dựa vào kỹ năng phân tích sơ đồ để chỉ ra sự ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố thực vật.

Gợi ý trả lời

Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố thực vật:

Độ cao làm thay đổi điều kiện nhiệt ẩm theo độ cao nên hình thành các vành đai thực vật theo đai cao. Sườn đón gió, nhiều ánh sáng sinh vật phát triển mạnh hơn sườn khuất gió, thiếu ánh sáng.

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM