Giải bài tập SGK Công nghệ 11 Bài 24: Cơ Cấu Phân Phối Khí
Hướng dẫn giải bài tập SGK Công nghệ 11 Bài 24: Cơ Cấu Phân Phối Khí được eLib biên soạn, tổng hợp với các phương pháp giải dễ hiểu giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập phân tích cơ cấu phân phối khí ở động cơ đốt trong. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 113 SGK Công Nghệ 11
- Trình bày nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí.
Phương pháp giải
- Xem nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí.
Hướng dẫn giải
- Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí: Đóng mở các cửa nạp cửa thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy ra ngoài.
2. Giải bài 2 trang 113 SGK Công Nghệ 11
- So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.
Phương pháp giải
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo hình thành bộ phận dẫn động trung gian.
+ Xupap treo.
+ Xupap đặt.
Hướng dẫn giải
- Xupap treo: Mỗi xupap được dẫn động bởi một cam, con đội, đũa đẩy và cò mổ riêng. Trục cam đặt trong thân máy, được dẫn động từ trục khuỷu thông qua cặp bánh răng phân phối. Nếu trục cam đặt trên thân máy, thường sử dụng xích cam làm chi tiết dẫn động trung gian.
- Xupap đặt: Có cấu tạo đơn giản. Con đội trực tiếp dẫn động xupap mà không cần các chi tiết dẫn động trung gian (đũa đẩy, cò mổ).
3. Giải bài 3 trang 113 SGK Công Nghệ 11
- Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.
Phương pháp giải
- Xupap đặt: Trục khủy quay → trục cam quay → con đội → đũa đẩy → cò mổ → xupap → cửa nạp (thải) được đóng mở.
- Xupap treo: Trục khủy quay → trục cam quay → con đội → xupap → cửa nạp (thải) được đóng mở.
Hướng dẫn giải
- Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt: Trục khuỷu quay sau đó nhờ cặp bánh răng tác động làm trục cam quay, cam tác động vào con đội, con đội tác động vào đũa đẩy, đũa đẩy tác động vào cò mổ, cò mổ tác động vào xupap. Sau đó nhờ lò xo xupap mà cửa nạp (thải) được đóng mở.
- Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap treo: Trục khuỷu quay sau đó nhờ cặp bánh răng làm trục cam quay, trục cam quay tác động vào con đội, con đội tác dụng vào xupap. Nhờ lò xo xupap mà cửa nạp (thải) được đóng, mở.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 11 Bài 22: Thân Máy Và Nắp Máy
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 11 Bài 23: Cơ Cấu Trục Khuỷu Thanh Truyền
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 11 Bài 27: Hệ Thống Cung Cấp Nhiên Liệu Và Không Khí Trong Động Cơ Xăng
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 11 Bài 25: Hệ Thống Bôi Trơn
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 11 Bài 28: Hệ Thống Cung Cấp Nhiên Liệu Và Không Khí Trong Động Cơ Điêzen
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 11 Bài 26: Hệ Thống Làm Mát
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 11 Bài 29: Hệ Thống Đánh Lửa
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 11 Bài 30: Hệ Thống Khởi Động