Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 21: Con người và môi trường địa lí

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 21 SGK Địa lí 8 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 21: Con người và môi trường địa lí

1. Giải bài 1 trang 76 SGK Địa lí 8

Lựa chọn trong SGK Địa lí 8 hai ảnh về hoạt động nông nghiệp, hai ảnh về công nghiệp hoặc về cảnh thành phố của châu Á, cho biết ảnh thể hiện cảnh quan gì? Các hoạt động này có thể diễn ra ở khu vực nào trên thế giới?

Phương pháp giải

Cần tìm kiếm trong sách giáo khoa Địa lí 8 để chọn  hai ảnh về hoạt động nông nghiệp, hai ảnh về công nghiệp , dựa vào những hình ảnh đó để xác định cảnh quan và cho biết nơi diễn ra trên thế giới.

Gợi ý trả lời

Hai ảnh về hoạt động nông nghiệp:

- Hình 8.3 (SGK trang 26): cảnh những người nông dân đang thu hoạch lúa trên đồng ruộng ở In-đô-nê-xi-a. Hoạt động này diễn ra phổ biến ở các vùng trồng lúa nước (Đông Nam Á…).

- Hình 11.4 (SGK trang 39): cảnh thu hái chè trên vùng đồi núi ở Xri-lan-ca. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở các nước có trồng chè (Ấn Độ, Trung Quốc,Việt Nam…).

Hai ảnh về công nghiệp:

- Hình 21.3 (SGK trang 75): khu công nghiệp luyện kim ở Đức. hoạt động này diễn ra chủ yếu ở các nước có ngành luyện kim phát triển: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Lì, Bra-xin…

- Hình 9.2 (SGK trang 30): khai thác dầu ở I-ran. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở khu vực có nhiều dầu mỏ (Tây Nam Á, Đông Nam Á, Bắc Mĩ, LB. Nga).

2. Giải bài 2 trang 76 SGK Địa lí 8

Thu thập tranh ảnh, thông tin về hoạt động sản xuất diễn ra trên thế giới. Quan sát các ảnh và nhận xét cảnh quan tự nhiên của nơi đang có hoạt động đó.

Phương pháp giải

Cần tìm kiếm trên internet kết hợp với hiểu biết của bản thân để thu thập  tranh ảnh, thông tin về hoạt động sản xuất diễn ra trên thế giới. Đồng thời dựa vào hình đã sưu tầm để nhận xét cảnh quan tự nhiên của nơi đang có hoạt động đó.

Gợi ý trả lời

 

Ảnh 1: Hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh - Việt Nam (Nguồn Internet)

Cảnh quan tự nhiên bị phá huỷ, địa hình bị biến đổi, không có động thực vật phát triển, môi trường bị ô nhiễm.

Ảnh 2: Rừng ngập mặn ở hạ lưu sông Mit-xi-xi-pi (nguồn Internet)

Rừng ngập mặn phát triển tự nhiên, có các loài động, thực vật ưa mặn phát triển, ngoài ra là nơi cư trú cho các loài động vật ăn thịt khác.

Ảnh 3: Cảng New York – Hoa Kỳ (nguồn Internet)

Cảnh quan tự nhiên bị thay thế bằng cảnh quan nhân tạo, các thành phố lớn diễn ra hoạt động công nghiệp và dịch vụ vô cùng nhộn nhịp.

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM