Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Với mong muốn giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện kiến thức về các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta, elib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 32. Các em cùng tham khảo nhé!

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

1. Giải bài 1 trang 116 SGK Địa lí 8

Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về đặc điểm 2 mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam để trả lời câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.

Đặc trưng khí hậu của từng mùa:

- Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4:

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.

+ Nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 15 độ C, miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá.

+ Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

- Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10: 

+ Diễn ra phổ biến trên cả nước.

+ Nhiệt độ cao đều trên cả nước (>250C).

+ Thời tiết phô biến là nhiều mây,có mưa rào và dông bão: mưa ngâu kéo dài giữa tháng 8, gây ngập úng cho đồng bằng Bắc Bộ, bão gây ảnh hưởng đến các tỉnh duyen hải miền Trung.

+ Gió Tây khô nóng gây hạn hán cho miền Trung và Tây Bắc.

2. Giải bài 2 trang 116 SGK Địa lí 8

Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ đặc điểm thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ trong mùa gió đông bắc để phân tích sự không giống nhau của 3 miền này.

Gợi ý trả lời

Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau.

Bởi vì, gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc và một phần Bắc Trung Bộ. Bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong hoạt động chiếm ưu thế.

Như vậy, trong khoảng thời gian nay, miền bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh, mưa phùn.

Trong khi đó, ở vùng Duyên Hải Trung Bộ mưa lớn do tác động của gió tín phong theo hướng đông bắc. Còn Nam Bộ và Tây Nguyên lại là mùa khô hạn.

3. Giải bài 3 trang 116 SGK Địa lí 8

Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh (theo số liệu bảng 31.1 SGK). Nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó.

Phương pháp giải

- Dựa vào số liệu trong bảng 31.1 SGK để vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa, với thông số nhiệt độ ở dạng đường và thông số lượng mưa ở dạng cột.

- Dựa vào 3 biểu đồ đã vẽ để nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó.

Gợi ý trả lời

Sự khác nhau của các trạm khí tượng:

- Nhiệt độ: ở Hà Nội có 3 tháng (1, 2, 12) nhiệt độ dưới 20oC. Ở Huế có 1 tháng nhiệt độ dưới 20oC đó là tháng 1. TP.Hồ Chí Minh nhiệt độ luôn cao trên 25oC, không có tháng dưới 20oC.

- Lượng mưa: ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 còn ở Huế mùa mưa là mùa thu đông (tháng 9 đến tháng 12). Lượng mưa ở TP.Hồ Chí Minh là cao nhất.

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM