Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Hóa 12 Bài 36 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về niken, kẽm, chì, thiếc. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

1. Giải bài 1 trang 163 SGK Hóa học 12

Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?

A. Pb, Ni, Sn, Zn

B. Bb, Sn, Ni, Zn 

C. Ni, Sn, Zn, Pb

D. Ni, Zn, Pb, Sn

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần nắm rõ tính khử và tính oxi hóa trong dãy điện hóa.

Hướng dẫn giải

Dãy điện hóa:

Kim loại được sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần: Pb, Sn, Ni, Zn 

Đáp án cần chọn là B.

2. Giải bài 2 trang 163 SGK Hóa học 12

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?

A. Zn

B. Ni

C. Sn

D. Cr

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần nắm rõ lý thuyết về niken, kẽm, chì, thiếc.

Hướng dẫn giải

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại Sn

⇒ Đáp án C.

3. Giải bài 3 trang 163 SGK Hóa học 12

Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO­4 2M. Khối lượng muối thu được là

A. 60 gam.

B. 80 gam.

C. 85 gam.

D. 90 gam.

Phương pháp giải

Để tính khối lượng muối ta thực hiện các bước:

  • Bước 1: Gọi công thức chung của tất cả các oxit là M2Ox

M2Ox + xH2SO4 → M2(SO4)x + xH2O

nO (trong oxit) =  nH2SO4 = ?

  • Bước 2: mKL = mhh – mO = ?
  • Bước 3:mmuối = mKL  + mSO42-

Hướng dẫn giải

Xét sơ đồ phản ứng:

Hỗn hợp (MgO + Fe2O+ CuO) + H2SO4 → hỗn hợp muối (MgSO­4 + Fe2(SO4)3 + CuSO4) + H2O

Từ sơ đồ trên ta thấy: nO (oxit) = nSO42- (muối) = 0,6 mol

⇒ mO = 16.0,6 = 9,6 (gam); mkim loại = 32 – 9,6 = 22,4 (gam)

mmuối = mkim loại + mSO42- = 22,4 + 96.0,6 = 80 (gam)

4. Giải bài 4 trang 163 SGK Hóa học 12

Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. ZnO

B. Zn(OH)2

C. ZnSO4

D. Zn(HCO3)2

Phương pháp giải

Để chọn phương án đúng cần nắm rõ lý thuyết về niken, kèm, chì và thiếc.

Hướng dẫn giải

Hợp chất lưỡng tính ngoài hiđroxit, oxit của Al, Zn, Sn, Cr (III) ra còn có các muối của axit yếu (HCO3-)

⇒ Loại A, B, D.

Hợp chất không có tính lưỡng tính là ZnSO4

⇒ Đáp án C.

5. Giải bài 5 trang 163 SGK Hóa học 12

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây?

A. MgSO4.

B. CaSO4.

C. MnSO4

D. ZnSO4.

Phương pháp giải

Từ dữ kiện của bài toán ta có:

  • Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa ⇒ Kết tủa này là hidroxit.
  • Kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư ⇒ Kết tủa này là hiđroxit lưỡng tính.

Hướng dẫn giải

Từ dữ kiện của bài toán ta có:

  • Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa ⇒ Kết tủa này là hidroxit.
  • Kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư ⇒ Kết tủa này là hiđroxit lưỡng tính 

⇒ Loại A, B, C.

Muối sunfat đó là ZnSO

→ Đáp án D.

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM