Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt) giúp các em học sinh nắm vững kiến thức về vai trò của nitơ đối với thực vật, các dạng tồn tại của nitơ.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 31 SGK Sinh học 11
Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.
Phương pháp giải
Xem lại dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo). Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.
Hướng dẫn giải
Các dạng nitơ có trong đất:
- Nitơ khoáng (nitơ vô cơ) trong muối khoáng
- Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật…)
Dạng nitơ mà cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3-).
2. Giải bài 2 trang 31 SGK Sinh học 11
Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.
Phương pháp giải
Quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học là biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (thực vật không hấp thụ được) thành dạng nitơ khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước).
Hướng dẫn giải
Nhờ có quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học xảy ra ở điều kiện bình thường tại hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất mà lượng nitơ bị mất hằng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại, đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.
3. Giải bài 3 trang 31 SGK Sinh học 11
Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
Phương pháp giải
Xem lại dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo). Cách bón phân hợp lí và tác dụng của biệ pháp đó đối với năng suất cây trồng.
Hướng dẫn giải
- Bón phân hợp lí là bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây; theo pha sinh trưởng và phát triển; theo đặc điếm lí, hóa tính của đất và theo điều kiện thời tiết. Phân bón phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng.
- Tác dụng của bón phân hợp lí với năng suất cây trồng: Cây sinh trưởng tốt, sức sống cao, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao, giảm chi phí đầu vào, không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
Tham khảo thêm
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến QH
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tt)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tt)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1